Số lượt truy cập
Hôm nay 16359
Hôm qua 58866
Tuần này 179929
Tháng này 3217755
Tất cả 193013339
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 09/04/2015
Hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới: Vì sao tỷ lệ vẫn cao?

   Hạ tỷ lệ hộ nghèo là một trong 19 tiêu chí xây dựng NTM. Thế nhưng đến nay, nhiều nơi, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao

   Nhiều năm qua nhờ các cơ chế, chính sách quan tâm xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, tiêu biểu như chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp đã giúp cho nhiều hộ gia đình có động lực vươn lên phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.

   Tuy nhiên, cũng có không ít gia đình chưa trung thực trong việc kê khai đầy đủ các khoản thu nhập chỉ vì muốn bám trụ danh sách hộ nghèo để được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước.

   Đáng phê phán, một bộ phận các gia đình có người trong độ tuổi lao động, công việc đều đặn, cho thu nhập ổn định, nhưng vì nhận thấy những lợi ích an sinh mà một hộ nghèo được hưởng đã không ngại tìm mọi cách để được vào danh sách hộ nghèo để hưởng chính sách dù việc bình xét hộ nghèo đã được quy định rất rõ tại Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ, TB&XH. Điều này xảy ra nhiều ở các hộ gia đình có người thân, họ hàng làm trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ - những người có tiếng nói gần như quyết định đến kết quả bình xét hộ nghèo ở  các thôn, làng.

   Đó là còn chưa kể đến một thực trạng là nhiều hộ dân cậy vào thế mạnh họ hàng đông đảo đã vận động anh em, chú bác trong dòng họ bình bầu cho được hộ nghèo. Vậy nên, dù mang tiếng là công khai, dân chủ, nhưng với quy định đa số thắng thiểu số, các hộ khá vẫn "đội lốt" hộ nghèo là như vậy. Tất nhiên, với những địa phương không chạy theo thành tích, áp hộ nghèo xuống mức thấp nhất, thì các hộ nghèo thực chất còn có "phần", chứ như nhiều nơi đang chuẩn bị về đích NTM mà bình xét kiểu đó thì thật đúng là "kẻ khóc, người cười".

   Cũng liên quan đến hộ nghèo, thời gian gần đây trong dư luận lại xôn xao tình trạng một số địa phương bình xét hộ nghèo theo hình thức "xoay vòng", hộ nào được năm trước thì năm sau phải nhường cho hộ khác bất kể là hộ giàu hay nghèo. Điều này không chỉ sai với quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ LĐ, TB&XH, đi ngược lại với tinh thần công khai, dân chủ trong các cuộc bình xét, mà còn không phản ánh đúng con số hộ nghèo, làm giảm hiệu quả, ý nghĩa của các cơ chế, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong công tác xóa đói giảm nghèo suốt nhiều năm qua.

Đáng buồn hơn, vì muốn cha mẹ, ông bà được cấp thẻ BHYT, được hỗ trợ tiền điện và được miễn giảm các khoản đóng góp, mà nhiều người đã lách luật chia tách các bậc sinh thành của mình ra ở riêng, thoái thác trách nhiệm phụng dưỡng ông bà, cha mẹ cho xã hội. Và tất nhiên, với người già không có lương hưu hoặc không được hưởng các chế độ, chính sách thương, bệnh binh… thì một khi đã trở thành hộ gia đình độc lập, thường sẽ được bình xét hộ nghèo vì lý do họ đã qua tuổi lao động, không có nguồn thu nhập.

   Hộ nghèo kiểu đó thì người ngoài nhìn vào còn buồn, huống gì người trong cuộc.

   Như vậy, ngoại trừ những trường hợp gia đình không có người trong độ tuổi lao động, người già đơn thân, gia đình có đông con học hành, mà cha mẹ không có việc làm ổn định hoặc có người tàn tật, bị bệnh hiểm nghèo thu nhập không đủ trang trải… việc xét hộ nghèo là hợp lý. Còn với những gia đình cố tình chạy chọt, cậy thế để được, thì nên loại khỏi danh sách bình xét hộ nghèo ngay từ đầu để tránh tạo dư luận xấu trong xã hội. Điều đó không chỉ đảm bảo tính công bằng, dân chủ, tạo niềm tin cho nhân dân, mà còn cho thấy các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác xóa đói, giảm nghèo là thiết thực và hiệu quả. Điều quan trọng hơn, việc bình xét hộ nghèo công tâm, chặt chẽ và sắp tới thực hiện theo hướng đa chiều sẽ từng bước giảm được tỷ lệ hộ nghèo "giả", từ đó giúp các địa phương sớm hoàn thành tiêu chí hộ nghèo, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, tạo động lực thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững.

 

Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 3996


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang