Số lượt truy cập
Hôm nay 39163
Hôm qua 58866
Tuần này 202733
Tháng này 3240559
Tất cả 193036143
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 19/11/2014
Ứng dụng CNTT trong nông nghiệp: Dù khó vẫn phải làm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định con người đang sống cùng CNTT như một nhu cầu thường nhật và ứng dụng CNTT mang đến cơ hội cho những người luôn phải chịu thiệt thòi như người nông dân

Cách đây hơn 10 năm, công nghệ thông tin (CNTT) được nhìn nhận như "cơ hội số" cho mỗi người dân Việt Nam. Còn ngày nay, Việt Nam đã nằm trong số 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất và đứng thứ 18 thế giới về số người dùng Internet. Lúc này, CNTT không chỉ là cơ hội kết nối mà còn được coi là phương thức phát triển mới, là nền tảng thiết yếu cho mỗi quốc gia phát triển, là con đường nhanh nhất vươn đến sự thịnh vượng. Ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, giáo dục, y tế cho đến thể chế mới có thể nâng cao mức sống của người dân, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Chủ đề của Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam - ASOCIO 2014 (Vietnam - ASOCIO ICT Summit 2014) năm nay tập trung vào việc ứng dụng CNTT trong nông nghiệp. Chia sẻ tại phiên khai mạc sáng 28/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: "CNTT tạo ra sự liên kết không giới hạn về không gian và thời gian, tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người, trong đó có những người từ trước đến nay vẫn chịu nhiều thiệt thòi như người nông dân có thể vươn lên". Phó Thủ tướng nêu ví dụ về một người nông dân dùng điện thoại tải nhạc trên Internet để bật cho đàn gà nghe và năng suất trứng tăng đáng kể. Có thể thấy, ứng dụng CNTT trong nông nghiệp tạo cơ hội cho mỗi hộ nông dân trở thành một "doanh nghiệp số" có năng suất và giá trị vượt trội, cùng với chất lượng cuộc sống cao hơn. 

Việt Nam có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, song người nông dân vẫn ít được hưởng lợi từ những gì họ làm ra. Nông nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ dựa vào kinh tế hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp hơn cả Lào, Campuchia. Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp rất cần CNTT để tạo ra "năng suất ghê gớm”, hình thành nên một nền nông nghiệp chính xác, thông minh. 

Trước ý kiến cho rằng "nói thì dễ nhưng làm thì khó", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), cho rằng khó càng phải làm vì nếu thấy khó mà không làm thì Việt Nam sẽ mãi tụt hậu so với thế giới. Để dần gỡ bỏ những khó khăn, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức, thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong nông nghiệp.

Ông nhớ lại cách đây hơn 10 năm, các công ty phần mềm tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn không kém vì Việt Nam còn chưa có tên trên bản đồ công nghệ thế giới, chưa hình thành cái gọi là "ngành công nghiệp phần mềm". Máy tính và điện thoại là những thiết bị cá nhân xa xỉ, số người dùng Internet rất thấp. Nhưng chỉ sau một thập kỷ, Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á - Thái Bình Dương và Top 30 thế giới về gia công phần mềm. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 55,3% so với năm 2012.

"Tôi còn nhớ những ngày đầu thực hiện tin học hóa ngân hàng, chúng tôi phải dạy những bộ lệnh đầu tiên cho các nhân viên nhân hàng. Giờ doanh nghiệp cũng cần làm như vậy với người nông dân. Doanh nghiệp phải ở với người dân, phải huy động vốn từ ngân hàng để đầu tư cho người dân, người dân chỉ việc đóng công sức lao động. Vai trò còn lại là doanh nghiệp phải làm", ông Bình nói.

rong lĩnh vực nông nghiệp, ông Bình thẳng thắn thừa nhận, đa số doanh nghiệp CNTT "vẫn chưa chạm vào nông nghiệp", chưa nghĩ đến các giải pháp công nghệ cao cho nhà nông. Một phần nguyên nhân là do "thiếu cầu" bởi bên nông nghiệp cũng ít có ai đặt hàng. Người dân cũng muốn áp dụng CNTT nhưng họ không có nguồn tin, chưa hiểu nên bắt đầu từ đâu, hoặc không có đủ kinh phí. 

Các chuyên gia tại Diễn đàn cũng nhận định, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực nông nghiệp đã đến thời điểm chín muồi. Tuy nhiên, để có thể thành công cần phải hội đủ các yếu tố: người dân được truy cập Internet; có hạ tầng cáp quang; có hệ thống thông tin cho nông nghiệp; và cần đào tạo cho người dân sử dụng các phần mềm ứng dụng cho nông nghiệp. 

Để chứng minh tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT, Chủ tịch VINASA nêu ví dụ, chưa có một quốc gia nào có các điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn như Israel, nhưng công nghệ và CNTT đã giúp họ đạt năng suất trong mơ như 3 triệu bông hồng hay một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm. Đại diện Tập đoàn ORCA đến từ Israel chia sẻ, CNTT đang được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp tại quốc gia này, nhờ đó mà hiện nay 1 lao động nông nghiệp có thể cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho 100 người, trong khi năm 1955 chỉ đảm bảo cho 15 người. Công nghệ đã cho phép 700 hộ nông dân ở Senegal có thể canh tác ba vụ một năm thay vì chỉ một vụ mỗi năm vào mùa mưa, đối với cả những vùng đất tưởng chừng không thể trồng trọt được.

"Nền nông nghiệp Việt Nam hiện chưa gắn nhiều với công nghệ, trong đó có CNTT. Cùng với đẩy mạnh cải cách thể chế, tôi hy vọng rằng những thành tựu về ứng dụng CNTT trong nông nghiệp mà quý vị chia sẻ tại diễn đàn này sẽ là những bài học quý để Việt Nam vận dụng nhằm phát triển nền nông nghiệp theo yêu cầu xanh, sạch và bền vững trong bối cảnh phải đương đầu với các thách thức mới", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhấn mạnh.

Nguồn tin: Theo Báo Vnexpress
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14797


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Nỗi lo hệ thống đê điều, hồ đập trong mùa mưa, bão (25/09/2020)
 Hiệu quả mô hình nuôi chạch lấu (25/09/2020)
 Tài liệu Hội thi sáng tạo (28/07/2020)
 Thanh Hóa xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (25/04/2020)
 Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả (23/03/2020)
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến (18/03/2020)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Kỹ thuật nuôi cá 'hot' nhất hiện nay (03/07/2019)
 Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (03/07/2019)
 Quy trình sản xuất giá thể mạ khay và phương pháp sản xuất mạ khay (03/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang