Số lượt truy cập
Hôm nay 48076
Hôm qua 39190
Tuần này 152780
Tháng này 3190606
Tất cả 192986190
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 19/12/2016
Vai trò quản lý nhà nước và các biện pháp kỹ thuật trong việc cải tiến chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.

Trong những năm qua, công tác QLNN về giống vật nuôi nói chung và quản lý lợn đực giống nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cưc; theo phân cấp quản lý: Cấp tỉnh (trực tiếp là Sở Nông nghiệp và PTNT) quản lý về đực giống tham gia TTNT; cấp huyện (trực tiếp là UBND huyện quản lý lợn đực giống nhảy trực tiếp) cho thấy chất lượng đàn lợn đực giống ngày càng được cải thiện. Khi sử dụng lợn đực khỏe mạnh, chất lượng đảm bảo thì cho đàn con được sinh ra có sự đồng đều và tốc độ tăng trọng cao; tỷ lệ nuôi sống và khả năng chống chọi với bệnh tật cao hơn. Điều đó càng chứng minh cho câu nói truyền miệng từ nhiều đời nay “tốt nái tốt ổ, tốt đực tốt đàn”. Qua đó cho thấy vai trò của lợn đực giống trong chăn nuôi lợn rất ý nghĩa và quan trọng. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay vẫn còn tình trạng người chăn nuôi do hiểu biết chưa đầy đủ hoặc cố tình sử dụng lợn đực giống không đảm bảo chất lượng để khai thác tinh tham gia thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống cho đàn lợn nái làm ảnh hưởng đến chất lượng đời con đối với nhiều đàn nái sinh sản khi tham gia phối giống.

Vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, trong đó có sản xuất kinh doanh lợn đực giống trên địa bàn tỉnh rất cần thiết. Trên cơ sở đó, năm 2016 công tác quản lý nhà nước về lợn đực giống đạt được một số kết quả như sau:

1. Những căn cứ pháp lý thực hiện vai trò QLNN đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gốc vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11;

- Căn cứ Thông tư sô 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015 về Ban hành danh mục giống vật nuôi được sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

- Căn cứ Công văn số 10563/BNN-CN ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônvề việc triển khai công tác Quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi;

- Công văn số 139/CN-GSN ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Cục Chăn nuôi về việc Hướng dẫn quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi năm 2015;

- Công văn số 4412/UBND-NN ngày 14/5/2015 về việc kế hoạch quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-SNN&PTNT ngày 21 tháng  5  năm 2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc  Triển khai công tác quản lý lợn đực giống

trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định số 364/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/6/2015 về việc Thành lập tổ kỹ thuật thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh;

- Công văn số 971/SNN&PTNT-CN ngày 15/4/2016 về việc tăng cường công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, trong đó giao cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai. 

2. Số lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh năm 2016

Qua thống kê tổng đàn lợn đực giống hiện có 1.892 con, trong đó đàn lợn đực giống phối trực tiếp 1.579 con và 313 con đực giống khai thác tinh để phối giống nhân tạo, kết quả đánh giá phân loại như sau:

2.1. Đàn lợn đực phối trực tiếp.

Trên địa bàn tỉnh có 1.579 con lợn đực giống nhảy trực tiếp, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tiến hành đánh giá, phân loại, đeo thẻ tai được 1.423 con đảm bảo chất lượng, có lý lịch giống rõ ràng và 156 con không đảm bảo chất lượng, phẩm cấp giống do các hộ chăn nuôi tự tạo giống, mua lại các trang trại nuôi lợn thương phẩm trong tỉnh, các hộ chăn nuôi lợn đực giống này đã được hướng dẫn tuyên truyền để chủ hộ chăn nuôi chủ động loại thải đực giống không đạt yêu cầu.

2.2. Đàn lợn đực giống khai thác tinh để phối giống nhân tạo

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã tiến hành phân loại, đeo thẻ tai cho đàn lợn đực giống khai thác tinh trên địa bàn tỉnh, với tổng số là 313 con vàđã kiểm tra chất lượng tinh dịch 200 con lợn đực giống nuôi tại 64 cơ sở chăn nuôi lợn đực giống khai thác tinh tại 11 huyện trên địa bàn tỉnh, với các chỉ tiêu kiểm tra là: Chỉ số Thể tích (V); Hoạt lực (A); Nồng độ (C) và Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng ( VAC) trong tổng số 01 lần lấy tinh nguyên

3. Các biện pháp kỹ thuật và vai trò quản lý nhà nước trong việc cải tiến

chất lượng đàn lợn đực giống trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.

3.1. Những tồn tại, hạn chế

- Chất lượng đàn lợn đực giống còn chưa đồng đều ở một các cơ sở nuôi giữ,  phần lớn do khó khăn về tài chính nên việc thay giống mới còn chậm, dẫn đến năng suất không cao, chưa tạo được uy tín về chất lượng con giống đối với nhân dân.

- Người chăn nuôi nhận thức chưa đầy đủ về quản lý, khai thác lợn đực giống, thiếu kiến thức về chọn giống đảm bảo chất lượng, những con lợn đực không đủ điều kiện sản xuất vẫn còn sử dụng; lợn đực đến kỳ loại thải vẫn tận dụng khai thác làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, năng suất và chất lượng con giống.

- Các địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn; công tác thông tin, tuyên truyền ở một số địa phương còn chưa thực hiện thường xuyên liên tục, do đó một bộ phận nhân dân chưa hiểu được mục đích, ý nghĩa của kế hoạch, nên chưa hưởng ứng thực hiện; việc đánh giá chất lượng lợn đực giống ở một số xã còn thực hiện sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch.

- Các hộ kinh doanh nuôi lợn đực giống chủ yếu khai thác tinh phục vụ cho việc thụ tinh nhân tạo hoặc đưa đi phối giống trực tiếp đối với các hộ chăn nuôi ở vùng sâu, vùng xa, đường xá đi lại khó khăn. Do đó người chăn nuôi ít có cơ hội tiếp cận với nguồn giống vật nuôi tại địa phương, mua giống vật nuôi trôi nổi bên ngoài gây thiệt hại lớn đến kết quả sản xuất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

        3.2. Những kết quả đạt được trong năm 2016

Trên cơ sở các căn cứ pháp lý, số lượng, chất lượng đàn lợn đực giống tham gia sản xuất, cung ứng năm 2016 cũng như đánh giá thực trạng ban đầu. Bản thân tôi được giao nhiệm vụ đã cùng tập thể lãnh đạo Phòng Chăn nuôi nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong chỉ đạo điều hành, nghiên cứu đưa ra các giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn; bản thân trực tiếp và chỉ đạo chuyên viên của phòng theo dõi về giống, phối hợp với các cơ sở giống tổ chức thực hiện nhiều biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại; đồng thời theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện. Đến nay đã thu được một số kết quả như sau:

a)Công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật:

- Sở NNPTNT đãtổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về giống vật nuôi, quản lý lợn đực giống; kỹ thuật đánh giá chất lượng lợn đực giống, đeo thẻ tai, nhập số liệu và thông tin theo dõi.

- Thực hiện Công văn 139/CN-GSN ngày 13/2/2015 của Cục Chăn nuôi. Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai công tác quản lý lợn đực giống tại Kế hoạch số 16/KH-SNN&PTNT ngày 21/5/2015 và Thành lập tổ kỹ thuật thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 364/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/6/2015

- Ngày 15/4/2016 đã tham mưu cho lãnh đạo Sở ban hành Công văn số 971/SNN&PTNT-CN về việc tăng cường công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, trong đó giao cho các huyện, thị xã, thành phố triển khai

b) Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá chất lượng, đeo thẻ tai, nhập số liệu và  thông tin theo dõi lợn đực giống:

- Mục đích: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Giống vật nuôi đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững - hiệu quả - nâng cao giá trị gia tăng; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng Lợn đực giống, phát huy hiệu quả lai tạo giống, nâng cao chất lượng đàn lợn Thanh Hóa; Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc chọn lọc giống, lai tạo giống, sử dụng tinh và sử dụng lợn đực giống để phối giống cho lợn nái; Tham mưu và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành.

- Yêu cầu:Thống kê và phân loại được lợn đực giống sản xuất hiện có trên địa bàn toàn tỉnh; Đánh giá, đeo thẻ tai, theo dõi quản lý đàn lợn đực giống hàng năm; Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở TTNT và người chăn nuôi lợn đực giống; Tuyên truyền hướng dẫn về yêu cầu quản lý nhà nước về giống vật nuôi nói chung, quản lý lợn đực giống nói riêng.

- Nội dung triển khai:

+ Thống kê số lượng lợn đực giống:

Thiết kế biểu bảng lấy thông tin lợn đực giống bao gồm: Tên cơ sở/hộ nuôi lợn đực giống; địa chỉ; số điện thoại của chủ hộ; Số tai lợn đực giống; mã số cá thể; chủng loại giống; nguồn gốc giống

+ Phân loại lợn đực giống:

Đối với lợn đực giống có nguồn gốc từ các cơ sở giống lợn và có kết quả kiểm tra cá thể đạt yêu cầu sẽ tiến hành đánh số theo dõi: (1) Lợn đực giống chưa được đeo thẻ tai đạt tiêu chuẩn và các cá thể lợn có đeo thẻ tai nhưng thông tin trên thẻ không rõ ràng sẽ được sẽ được đeo thẻ tai mới để thống nhất quản lý; và ngược lại sẽ thì không cần đeo thẻ tai mới. Nếu lợn đực giống trong cùng huyện có các số tai trùng nhau thì Tổ kỹ thuật quy định mã hóa bổ sung để tiện theo dõi; (2) Lợn mới nhập về, nhất thiết phải yêu cầu đeo thẻ tai mới để theo dõi.

Đối với lợn đực giống không có nguồn gốc từ cơ sở giống lợn theo quy định, chỉ đeo thẻ tai cho những con lợn đực giống đạt yêu cầu các chỉ tiêu sau: (1) tỷ lệ thụ thai đạt 85% trở lên (đối với lợn nội) và 80% trở lên (đối với lợn ngoại, lai); (2) số con sơ sinh còn sống/ổ là 10 con; (3) đối với TTNT lợn  nội đạt các chỉ số V 100-150ml, A đạt 70%, C đạt 150 triệu tinh trùng/ml, VAC 22 tỷ tinh trùng; (4) đối với TTNT lợn ngoại, lợn lai đạt các chỉ số V 150-200, A đạt 80%, C đạt 200 triệu tinh trùng/ml, VAC 30 tỷ tinh trùng

Trường hợp tại các vùng miền núi đặc biệt khó khăn và các cá thể lợn đực giống đang nuôi là giống địa phương, có thể đánh giá chất lượng thông qua điều tra người chăn nuôi lợn đực về tỷ lệ phối giống đạt kết quả kết hợp bình tuyển ngoại hình (bình tuyển theo theo hướng dẫn tại phụ lục).

Đối với trường hợp lợn đực giống đang nuôi có tuổi trên 24 tháng thuộc diện đeo thẻ tai mới nhưng lợn hung dữ, không có thiết bị cố định chắc chắn để đeo thẻ tai (khi thực hiện có nhiều rủi ro cho cán bộ kỹ thuật), việc mã hóa và quy định số cá thể để theo dõi được được tổ kỹ thuật quy định và thống nhất với chủ cơ sở chăn nuôi lợn đực giống để theo dõi tại cơ sở.

+ Hướng dẫn ghi thẻ tai cho lợn đực giống:

Thẻ làm bằng nhựa Pholyurethane màu vàng gồm 2 mảnh: Mảnh chốt có đế hình tròn, đường kính 28mm, có đinh chốt ở giữa, đầu đinh bằng inox. Mặt sau mảnh chốt khắc laser chữ CỤC CHĂN NUÔI cỡ chữ 20, font chữ VERDANA;  Mảnh thẻ: có hình chữ nhật, có lỗ chốt ở giữa, mặt trên (gần lỗ chốt) khắc chữ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT; phần còn lại để trống để ghi mã tỉnh, huyện, tên giống và số cá thể.

Các thông tin cán bộ kỹ thuật phải tự ghi trên thẻ tai bao gồm: (1) số mã tỉnh; (2) số mã huyện; (3) ký hiệu giống ; (4) số cá thể của lợn đực. Cụ thể như sau:  Hàng trên ghi mã tỉnh và mã huyện theo quyết định số 124/2004/QĐ-TTG ngày 8/7/2004 của Thủ tướng chính phủ: Mã tỉnh Thanh Hóa: 38; Mã huyện: 03 ký tự. Giữa số mã tỉnh và mã huyện có gạch ngang (-); Hàng dưới ghi ký hiệu giống và số cá thể; Ký hiệu giống: giống thuần ghi 02 ký tự tên giống theo quy định; giống lai ghi 02 hoặc 03 ký hiệu là chữ đầu của các giống thành phần; Số cá thể: đối với lợn đực giống phối TTNT bắt đầu từ số 0001đến 1000; đối với lợn đực giống nhảy trực tiếp quy định bắt đầu từ số 1001 đến hết số cá thể lợn đực giống trên điạ bàn huyện.

          + Nhập số liệu, thông tin vào máy tính để theo dõi lợn đực giống, các thông tin của cơ sở được chyển về phòng Chăn nuôi Sở để lập bảng biểu trên máy tính và nhập thông tin theo dõi

+Thu hồi thẻ tai:  Khi lợn đực giống loại thải hoặc không sử dụng nữa, người chủ cơ sở chăn nuôi lợn đực phải báo cáo cho Trưởng ban Nông nghiệp xã để báo hủy và cấp thẻ mới hoăc nếu tiếp tục nuôi lợn đực giống; Trưởng ban Nông nghiệp xã thực hiện và báo cáo định kỳ hàng tháng về phòng Nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) huyện để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.

4. Các nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quản lý lợn đực giống năm 2017

4.1. Các đơn vị chăn nuôi lợn đực giống cần thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh giống vật nuôi theo quy định; thực hiện tốt các TCVN đối với lợn.

4.2. Tiếp tục thực hiện tốt các nội dung Công văn số 4412/UBND-NN ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh về việc kế hoạch quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh. Ngày 21/5/2015  Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóađã ban hành Kế hoạch số 16/KH-SNN&PTNT về việc triển khai công tác quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 364/QĐ-SNN&PTNT ngày 22/6/2015 về việc thành lập tổ kỹ thuật thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh

4.3. Nghiêm túc thực hiện quản lý chất lượng đực giống đảm bảo đúng số lượng, phẩm cấp, chất lượng theo quy định. Tuyệt đối không chấp nhận cơ sở giống không đủ số lượng đực giống, sử dụng đực giống không đúng

4.4. Thực hành tốt quy trình sản xuất giống, đảm bảo đàn giống an toàn, không để xảy ra dịch bệnh. Đề nghị toàn bộ các đơn vị đăng ký thực hiện chăn nuôi theo quy trình VietGAHP; Rà soát lại đàn giống hiện có của đơn vị, loại thải ngay con giống chất lượng kém, nhanh chóng du nhập con giống đủ tiêu chuẩn để duy trì sản xuất

4.5. UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tập huấn, tuyên truyền về văn bản QLNN đối với lĩnh vực giống vật nuôi; cấp phát sổ tay hướng dẫn quản lý lợn đực giống và tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác chuyên môn của xã, chủ các cơ sở, hộ chăn nuôi sản xuất, sử dụng lợn đực giống nhảy trực tiếp.

4.6. Tiếp tục tổ chức thực hiện việc thống kê đánh giá, phân loại và quản lý tốt đàn lợn đực giống phối trực tiếp trên địa bàn.

Trên đây là một số sáng kiến kỹ thuật của bản thân trong công tác theo dõi, phụ trách, chỉ đạo, điều hành công việc được phân công

Nguồn tin: Trưởng phòng Chăn nuôi Sở - Mai Thế Sang
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23287


Các tin khác:
 Ngành Chăn nuôi Gia cầm Thanh Hóa năm 2016, những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển năm 2017 (19/12/2016)
 Những kết quả nổi bật của Ngành Chăn nuôi năm 2016; bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo phát triển chăn nuôi (19/12/2016)
 Hướng dẫn công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông - Xuân năm 2016-2017 (19/12/2016)
 Kết quả phát triển chăn nuôi lợn giống ông bà và gia cầm giống gốc năm 2016; phương hướng năm 2017 và các năm tiếp theo. (19/12/2016)
 Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyên Đức Quyền làm việc với tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm NCƯD KHKT Chăn nuôi Thanh Hóa. (15/12/2016)
 Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa đông (18/10/2016)
 Những điều cần biết trong dùng thuốc trị bệnh thủy sản nuôi (19/09/2016)
 Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa (06/09/2016)
 Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò (03/09/2016)
 Quản lý môi trường ao tôm nước lợ mùa mưa (29/08/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang