Số lượt truy cập
Hôm nay 49787
Hôm qua 39190
Tuần này 154491
Tháng này 3192317
Tất cả 192987901
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 09/03/2015
Dự án Lifsap Thanh Hóa - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Thanh Hóathuộc Sở Nông nghiệp và PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”. Để đạt được mục tiêu này, Dự án LIFSAP Thanh Hóa trước hết phải đầu tư cho người chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng “từ trang trại đến bàn ăn” bằng việc áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn (GAHP) để có thực phẩm an toàn.

            Khởi động từ tháng 3 năm 2010, đến nay Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Dự án Lifsap Thanh Hóa) đã bắt đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Mô hình trình diễn “khuyến khích thực hành chăn nuôi trong vùng ưu tiên” (gọi tắt là vùng GAHP) tại Thanh Hóa đã bắt đầu phát huy hiệu quả, hứa hẹn sẽ là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với những hộ chăn nuôi lợn và gia cầm có quy mô gia trại. Xây dựng vùng GAHP là một trong các tiểu hợp phần của Dự án cạnh Lifsap nhằm hướng chăn nuôi nông hộ theo lối phát triển bền vững đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Xây dựng vùng chăn nuôi ưu tiên ( Vùng GAHP)

            Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho các hộ chăn nuôi lợn và gia cầmcó quy mô nông hộ, đối tượng chính mà Ban Quản lý dự án Lifsap hướng đến để hỗ trợ kinh phí xây dựng các nhóm GAHP chính là các hộ nuôi có quy mô từ 10conlợn thịt hoặc 1000 gia cầm trở lên. Đến nay, dự án Lifsap Thanh Hóa đã xây dựng được 49 nhóm GAHP, mỗi nhóm có từ 20-25 thành viên. Hình thức chia nhóm này không chỉ tạo điều kiện để các thành viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, thay đổi hành vi, thói quen chăn nuôi mà còn là tiền đề tạo ra chuỗi tiêu thụ sản phẩm thông qua chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi àchủ lò mổ àchợ bán thực phẩm tươi sống, qua đó hạn chế khâu trung gian, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, đồng thời cung cấp cho cộng đồng một nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

            Hiện nay, với937hộ chăn nuôi tham gia tại địa bàn của 10 xãthuộc 5huyệnvùng GAHP gồm (xã Hoằng Thắng, Hoằng Phượng huyện Hoằng Hóa; xã Quảng Phong, xã Quảng Hòa huyện Quảng Xương; xã Nông Trường, xã Minh Sơn huyện Triệu Sơn; xã Xuân Thành, xã Thọ Nguyên huyện Thọ Xuân; xã Định Tường; xã Yên Thọ huyện Yên Định). Qua các nhóm GAHP này, Ban Quản lý dự án đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thành công 234 lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi – thú y áp dụng quy trình “Thực hành hành hành chăn nuôi tốt cho lợn gà trong nông hộ” (VietGAHP) cho trên 3.816lượt người tham gia; tổ chức 25 hội nghị tổng kết về hoạt động GAHP với 331 lượt người tham gia; hỗ trợ vật tư và thiết bị chăn nuôi (như máng ăn, máng uống, đèn sưởi hồng ngoại, bình phun thuốc khử trùng, bảo hộ lao động,…) cho 637 hộ, hỗ trợ và nghiệm thu xây dựng 34 mô hình chuồng trại chăn nuôi mẫu và 603 hộ thành viên; Đào tâp huấn nhân rộng cho 1800 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại các xã tham gia dự án. Từ những hỗ trợ thiết thực này, đến hết năm 2014 đã có 365/637 hộ GAHP được cấp giấy chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi đạt tỷ lệ 57% so với số hộ được đánh giá thẩm định. Đây là những hộ đã áp dụng thành công quy trình GAHP, đạt được 29 tiêu chí theo quy trình VietGAHP nông hộ.

            Nếu các địa phương cùng phối hợp với Ban Quản lý dự án Lifsap triển khai nhân rộng hiệu quả nhóm GAHP thì đây sẽ là chìa khóa để các hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ tiếp cận được với một hình thức chăn nuôi ổn định, từng bước hình thành vùng chăn nuôi theo hướng VietGAHP, cung cấp ra thị trường các loại thực phẩm sạch, an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc.

Nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung và cải thiện điều kiện vệ sinh lò giết mổ nhỏ

            Kết quả thực hiện đến hết năm 2014: Khảo sát 05 cơ sở giết mổ lợn tư nhân có quy mô trên 30 con/ngày, trong đó có 03 cơ sở đã xây dựng xong  đưa vào vận hành; 01 cơ sở đang xây dựng hoàn thiện. Đã nâng cấp 15 cơ sở giết mổ nhỏ nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh thú y;

             Xây dựng cơ sở hạ tầng lò giết mổ theo đúng hướng dẫn thiết kế của PCU, tạo khu sạch, khu bẩn riêng biệt, tuân thủ quy định về điều kiện vệ sinh thú y về kinh doanh giết mổ. Các chủ lò mổ đã cam kết với Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện các yêu cầu  đảm bảo an toàn giết mổ, quy trình giết mổ khi được dự án hỗ trợ nâng cấp. Các lò mổ được nâng cấp sẽ đáp ứng được nhu cầu giết mổ sạch, vệ sinh, thú y, môi trường… dần hình thành chuỗi liên kết từ vùng GAHP ->lò mổ-> chợ thực hiện mục tiêu dự án sạch từ trang trại đến bàn ăn.

            Tuy nhiên, việc kêu gọi xây dựng cơ sở giết mổ còn gặp nhiều khó khăn, do hoạt động này đòi hỏi đầu tư lớn, các hạng mục công trình bảo đảm công nghệ mổ treo, hệ thống xử lý chất thải phải theo chuẩn quy định... Do đó, dù được dự án hỗ trợ 30 ngàn USD/cơ sở nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vì rủi ro cao. Nếu địa phương quản lý giết mổ không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các cơ sở này. Muốn việc đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung đúng yêu cầu, đạt hiệu quả, các địa phương cần tích cực trong công tác dẹp các lò giết mổ lậu và các lò không đạt chuẩn.

Nâng cấp khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ dân sinh

            Năm 2014 đã khảo sát, thiết kế 43 chợ trong đó: có 38 chợ đã xây dựng và bàn giao đưa vào vận hành sử dụng; Theo kế hoạch năm 2015 tiếp tục nâng cấp thêm 05 chợ. Hoạt động nâng cấp chợ thực phẩm đã thu được kết quả rất tốt, góp phần cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm các sản phẩm thịt, chất thải tại các tỉnh Dự án, được người dân hưởng ứng, phấn khởi tham gia. Các chợ đầu tư nâng cấp xong đã làm thay đổi khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ. Thay đổi được thói quen bán thực phẩm tùy tiện ở dọc các lề đường, bày bán thịt trên mặt bàn tre, gỗ gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các chợ do chợ được nâng cấp có hệ thống thoát nước thải, có hệ thống xử lý nước thải. Đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

           Trước đây, “chợ thực phẩm tươi sống” là một cụm từ còn xa lạ đối với cả tiểu thương lẫn người tiêu dùng. Tuy nhiên, sau khi Ban Quản lý dự án Lifsap Thanh Hóa nâng cấp và đưa vào sử dụng nhiều khu bán thực phẩm tươi sống, thì đây là điểm đến an toàn khi có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tươi sống. Đến với các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, điều khiến không ít người bất ngờ là nhiều khu bán thực phẩm tươi sống đã được xây dựng khang trang, hợp vệ sinh. Đây chính là kết quả của tiểu hợp phần nâng cấp các chợ thực phẩm mà dự án Lifsap Thanh Hóa triển khai xây dựng. Toàn bộ các khu chợ xây dựng theo mô hình này đều được trang bị hệ thống cấp, thoát nước đồng bộ. Nhờ đó, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường cũng luôn được đảm bảo…

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Ban quản lý dự án LIFSAP tỉnh Thanh Hóa đề nghị tiếp tục nhận được sự hỗ trợ  của Ngân hàng thế giới (WB), Ban quản lý dự án Trung ương( PCU), lãnh đạo các Sở ban ngành, các phòng chức năng liên quan.Ban quản lý dự án Lifsap Thanh Hóa đang lập kế hoạch xin bổ sung vốn và kéo dài dự án thêm 03 năm để thực hiện tốt các nội dung còn lại của dự án nhằm chung tay vì sức khỏe của cộng đồng./.

Nguồn tin: Ths.Lê Trần Thái - PGĐ Trung tâm NCƯDKHKT Chăn nuôi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25617


Các tin khác:
 Một số kết quả về phát triển chăn nuôi năm 2014 (30/01/2015)
 Hướng dẫn biện pháp chống đói, rét cho trâu bò trong vụ Đông - Xuân (23/12/2014)
 Chăn nuôi trên nền đệm lót lên men (27/11/2014)
 Quy trình làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn (27/11/2014)
 Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa chỉ đạo phòng chống rét cho vật nuôi. (13/11/2014)
 Kỹ thuật nâng cao khả năng sinh sản ở bò cái. (13/11/2014)
 Hướng dẫn biện pháp chống đói rét cho gia súc, gia cầm. (13/11/2014)
 Hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản ở Bản Poọng, xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa (11/11/2014)
 Kết quả thực hiện Dự án KHCN trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản tại đoàn chỉ đạo phát triển KTXH huyện Mường Lát. (05/11/2014)
 Khung chính sách của Dự án Cạnh tranh nganh chăn nuôi và an toàn thực phẩm (04/11/2014)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang