Số lượt truy cập
Hôm nay 31339
Hôm qua 39190
Tuần này 136043
Tháng này 3173869
Tất cả 192969453
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 30/08/2013
Chinh phục vùng đất khó

Từ đôi bàn tay trắng, lão nông Đặng Xuân Hùng ở xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá) đã khai hoang, phục hoá vùng đất chiêm trũng, núi đồi cằn cỗi dựng thành một trang trại chăn nuôi tổng hợp…, mỗi năm thu nhập trên dưới chục tỷ đồng.

Tôi phải ngỡ ngàng đến thán phục trước ông, một tỉ phú chân đất đã làm nên tất cả từ chính đồng đất bạc màu của quê mình. Từ một công nhân đi khai thác gỗ thuê, thu nhập chỉ đủ nuôi 2 miệng ăn, ông Đặng Xuân Hùng (48 tuổi), đội 11, thôn Trung Thượng, xã Hoằng Hải đã dẫn đầu toàn huyện về phong trào phát triển chăn nuôi trang trại. Trong tay ông hiện có 17,5 ha diện tích nuôi cá, lợn, vịt, ngan và trồng cây ăn quả.

Với lưng vốn ban đầu là 1,5 ha đất sâu trũng, 1 con lợn nái, 30 con vịt đẻ và 100 con ngan, sau hơn chục năm lấy ngắn nuôi dài, đến năm 2007, ông đã nhân được tổng đàn lên 30 con lợn nái; 100 con lợn thương phẩm; hơn 1 vạn con ngan, vịt thương phẩm; 6 lò ấp, mỗi năm cung ứng 40-50 vạn con ngan, vịt phục vụ nhu cầu người chăn nuôi trên địa bàn Thanh Hoá và Nghệ An. Tổng doanh thu bình quân bình quân mỗi năm đạt trên 1 tỷ đồng, lợi nhuận 200-300 triệu.

Quy mô trang trại 1,5 ha chưa đủ để ông thoả mãn ước mơ làm ông chủ, cuối năm 2011, ông tiếp tục làm đơn xin thầu 16 ha đất ao hồ, đồi núi cách khu dân cư gần 1km để mở rộng chăn nuôi. Nhờ cái “máu liều” vay mượn, đầu tư hơn 8 tỷ đồng mà năm 2012 trang trại mang về cho gia đình ông gần 8 tỷ, lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.


Mô hình trang trại tổng hợp của ông Hùng

Nếu không có gì thay đổi, doanh thu năm nay sẽ tăng lên trên 10 tỷ đồng; trong đó 13 ha ao hồ dự kiến thu hoạch 70 tấn cá (khoảng 2 tỷ); 1 vạn vịt thương phẩm (hơn 1,3 tỷ); 40 vạn vịt giống (3,5 tỷ đồng); 100 con lợn rừng (200 triệu); 30 con lợn nái (800 triệu); vườn cây ăn quả và một số thu nhập khác.

Kinh nghiệm làm trang trại bao nhiêu năm nay ông rút ra được là mình càng cẩn thận bao nhiêu thì rủi ro càng thấp bấy nhiêu. Người chăn nuôi nhất thiết phải tâm huyết với nghề, gần gũi với con vật. Khi lựa chọn con giống phải tìm nơi có nguồn gốc, xuất xứ và có dấu kiểm dịch để mua.

Còn để hạn chế dịch bệnh, yếu tố quan trọng nhất là tiêm phòng vắc xin và phòng bệnh từ xa bằng việc quản lý nghiệm ngặt người, phương tiện ra vào trang trại; nắm bắt tình hình dịch bệnh bên ngoài để có phương án phòng bệnh từ đầu.

“Nhớ lại thất bại cay đắng nhất là năm 2003, thời điểm ấy vì chủ quan, tôi không tiêm phòng một số đàn ngan, quản lý lỏng lẻo nên dịch bệnh H5N1 đã lây từ bên ngoài vào khiến toàn bộ đàn gia cầm gần 1.000 con chết đồng loạt, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Sau lần đó chỉ cần nhìn triệu chứng đàn gia cầm là tôi biết ngay nó bị bệnh gì.

Hay như những năm đầu mới đưa lò ấp vào sử dụng, tôi đã phải mời thầy đến hướng dẫn kỹ thuật, nhưng một lò rồi hai lò…tất cả trứng đều cháy sém hoặc không nở. Bao nhiêu vốn liếng lần lượt “đội nón ra đi”.

Nhưng đến lò trứng thứ ba, tôi quyết định ngồi quan sát đàn ngan của mình ấp bao nhiêu tiếng để điều chỉnh nhiệt độ, thậm chí khi ngan ra tắm tôi cũng đem trứng ra, lúc ngan vào ấp trở lại tôi tính toán độ ẩm rồi điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp, cuối cùng thành công cũng được đền đáp bằng sản phẩm ngan con đầu tay”, ông Hùng chia sẻ thêm.

Lịch trình một ngày làm việc của ông không khác gì chiếc đồng hồ sinh học, tờ mờ sáng ông đi một vòng kiểm tra đàn lợn nái, lò ấp đến đàn gia cầm. Nếu vật nuôi có triệu chứng gì thì ông viết lên bảng loại thuốc, số lượng, liều lượng để công nhân tiêm phòng trị bệnh.


“Trang trại của tôi đang thiếu giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng vì hợp đồng thuê đất ký với UBND xã nên việc làm giấy tờ rất khó khăn. Tôi rất mong chính quyền các cấp tạo điều kiện cho tôi thuê đất dài hạn và hỗ trợ tôi hoàn tất thủ tục trên để tôi an tâm mở rộng đầu tư”, ông Hùng kiến nghị.

Nguồn tin: NNVN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9031


Theo dòng sự kiện:
 Kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới (22/06/23)
 Khẩn cấp tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người (07/11/22)
 Hội nghị giao ban công tác tiêm phòng Đợt 2 năm 2022 với 06 huyện miền núi (ngày 24/9/2022) (28/09/22)
 Buổi làm việc của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cùng với Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam (04/08/22)
 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững (25/07/22)
 Hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ (15/07/22)
 Triển khai tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (13/03/22)
 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi (23/12/21)
 Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về Đề án phát triển chăn nuôi (21/03/12)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang