Số lượt truy cập
Hôm nay 56397
Hôm qua 39190
Tuần này 161101
Tháng này 3198927
Tất cả 192994511
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 06/04/2023
Ứng dụng phần mềm quản lý bản đồ (Locusmap, Vtool) cho SmartPhone nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra rừng và quản lý hệ thống mốc giới bằng hệ tọa độ

1. Những kết quả, giá trị chuyển đổi số đem lại

Trong thời gian gần đây, khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong đời sống hàng ngày. Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các nền tảng công nghệ số. Trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng chuyển đổi số làm thay đổi phương thức làm việc thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của đơn vị nhằm thay đổi cách thức quản lý, làm việc và đem đến những hiệu quả cao hơn.

Ứng dụng phần mềm quản lý bản đồ (Locusmap, Vtool) cho SmartPhone nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra rừng và quản lý hệ thống mốc giới bằng hệ tọa độ giúp cho mỗi Kiểm lâm viên thực hiện công tác tuẩn tra rừng, quản lý hệ thống mốc giới được đơn giản hơn, chính xác hơn. Ngoài ra còn tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc Kiểm lâm viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

2. Bối cảnh xuất hiện vấn đề

Trước đây quá trình tuần tra kiểm tra an ninh rừng và quản lý hệ thống mốc giới được thực hiện phần lớn trên bản đồ giấy, các công cụ để phục vụ tuần tra gồm có la bàn, GPS, thước dây, bản đồ giấy... Trong quá trình tuần tra để xác định vị trí thường rất khó khăn đặc biệt là đối với các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng bản đồ giấy. Trong quá trình kiểm tra giám sát của lãnh đạo cũng gặp khó khăn do không nắm được quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, mà phần lớn là chỉ qua báo cáo.

Để giải quyết khó khăn trên bài toán đặt ra là: Đơn giản công tác tuần tra rừng và quản lý hệ thống mốc đặc biệt là đối với cán bộ trẻ chưa cho nhiều kinh nghiệm.

Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm lâm viên bằng số liệu và hình ảnh cụ thể.

3. Cách làm, giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề

Ứng dụng các phần mềm quản lý bản đồ bằng hệ tọa độ cho các phương tiện máy móc như máy tính bảng, SmartPhone. Nội dung gồm:

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm cho SmartPhone  trong tuần tra rừng và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động bảo tồn loài.

+ Cài đặt các phần mềm Bản đồ, GPS vào SmartPhone. Sử dụng phần mềm QGIS để chuyển định định dạng bản đồ để đưa vào SmartPhone.

+ Sử dụng thiết bị SmartPhone trong tuần tra rừng: máy có tích hợp các phần mềm Bản đồ, (Locusmap, Vtool) và sử dụng sóng vệ tinh để hoạt động. Trong đó có cài đặt hệ thống bản đồ của đơn vị.

+ Sau khi thu thập dữ liệu tiến hành trích xuất dữ liệu để xử lý.

+ Dữ liệu thu thập gồm: tuyến tuần tra, vùng biến động về trạng thái rừng, tọa độ tại vị trí chụp ảnh.

Đối với hoạt động quản lý: Hàng tháng KLV có trách nhiệm trách xuất dữ liệu tuần tra về bộ phận tổng hợp Hạt để xử lý báo cáo lãnh đạo

4. Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện phần lớn là đào tạo tập huấn quá trình sử dụng phần mềm để thực hiện nhiệm vụ và trang bị máy móc như máy tính bảng, máy tính bàn (phần lớn mỗi cá nhân, đơn vị đều có SmartPhone, máy tính bàn được trang cấp và của cá nhân)

Quá trình ứng dụng đã đơn giản hóa quá trình tuần tra, giảm chi phí trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý.

5. Kết quả mang lại

+ Nâng cao về trình độ chuyên môn cho cán bộ trong đơn vị trong việc sử dụng thiết bị điện thoại SmartPhone sẵn có và máy tính.

+ Nâng cao hiệu quả của công tác tuần tra rừng trên toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do đơn vị được giao quản lý, tránh tình trạng để hổng địa bàn.

+ Giúp cho Kiểm lâm viên thực hiện việc tuần tra đơn giản gọn nhẹ hơn, xác định nhanh vị trí đang đứng vì đã thay thế cho bản đồ giấy, máy GPS, địa bàn, máy ảnh…

+ Theo dõi, cập nhật diễn biến tài nguyên rừng hàng năm trên ảnh viễn thám, đánh giá được các nguy cơ tác động đến tài nguyên rừng trên địa bàn; thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác bảo tồn như đánh giá mức độ phân bố của các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm.

+ Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát của lãnh đạo đơn vị, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc Kiểm lâm viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

6. Bài học kinh nghiệm

Trước đây, việc tuần tra, kiểm tra an ninh rừng và quản lý hệ thống mốc giới chủ yếu dựa vào bản đồ giấy, sử dụng biểu mẫu trên giấy in truyền thống, bằng các dụng cụ thô sơ như địa bàn cầm tay, thước dây… nên rất khó khăn vất vả và sai số lớn, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, kỹ năng của người sử dụng cũng như  mất nhiều thời gian, kết quả thiếu chính xác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý rừng còn hạn chế, các thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc như máy định vị GPS còn thiếu, việc kiểm tra rừng chủ yếu sử dụng bản đồ giấy, sau đó lại phải kết hợp với tọa độ máy GPS để xác định vị trí điểm, vừa thiếu chính xác vừa khó khăn trong việc xác định diện tích, vị trí hiện trạng rừng thay đổi. Qua nghiên cứu, ứng dụng đơn vị rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

+ Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.

+ Nhân rộng mô hình ứng dụng phần mềm cho toàn bộ cán bộ trong đơn vị, các tổ trạm Kiểm lâm trực thuộc và lực lượng tổ đội bảo vệ rừng tại các thôn bản vùng đệm khu bảo tồn.

+ Khuyến khích cán bộ đơn vị mạnh dạn đăng ký, đề xuất các ý tưởng nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng mới phục vụ cho lĩnh vực chuyên môn.

7. Khuyến nghị, định hướng phát triển, nhân rộng bài học thành công

- Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đặc biệt là sử dụng các phần mềm ứng dụng, thiết bị, ảnh viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến rừng, tuần tra kiểm tra an ninh rừng, quản lý hệ thống mốc giới

- Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phần mềm Locusmap, Vtool và các phần mềm về bản đồ số và đọc ảnh viễn thám  nghiệp cho cán bộ trong đơn vị để nâng cao hơn trình độ cho người sử dụng.

Nguồn tin: Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu,   Tác giả: Lê Ngọc Hải
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5681


Các tin khác:
 Quản lý hồ sơ giao khoán bằng hệ thống bản đồ số trên phần mềm Mapinfor (06/04/2023)
 Ứng dụng phần mềm Geosurvey cho điện thoại thông minh (Smartphone) trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng (06/04/2023)
 Xây dựng xã hội số gắn với quá trình chuyển đổi số hiện nay (06/04/2023)
 Ứng dụng kết nối Hệ thống Camera giám sát mực nước Sông, Hồ và Trạm đo mưa tự động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tưới tiêu và Phòng chống thiên tai (06/04/2023)
 Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp (15/02/2023)
 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (05/02/2023)
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp để phát triển “kinh tế nông nghiệp” (04/12/2022)
 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước càng cao (02/12/2022)
 Phát huy vai trò “hạt nhân” thúc đẩy chuyển đổi số nhiều lĩnh vực (02/12/2022)
 Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số (02/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang