Số lượt truy cập
Hôm nay 21435
Hôm qua 39190
Tuần này 126139
Tháng này 3163965
Tất cả 192959549
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 28/07/2016
Cách khắc phục lúa đổ rạp mùa mưa bão

Chống úng nội đồng

Lượng mưa trong và sau bão rất lớn (80 - 150mm) nên các đơn vị thủy nông cần huy động nhân lực, vật lực để bơm tiêu úng nội đồng giúp nông dân nhằm giảm thiểu lượng lúa ngập chìm trong nước.

Bà con cũng cần chủ động tháo nổ ruộng, khơi thông dòng chảy để kịp thời chống úng cho từng trà lúa.

Dựng lúa

Đối với diện tích lúa chắc xanh đến đỏ đuôi, nếu bị đổ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất.

Khả năng quang hợp thấp nên sự vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt bị hạn chế, lúa có thể bị giảm năng suất từ 20 - 40%.

Do đó nông dân cần khẩn trương tháo kiệt nước trong ruộng và huy động nhân lực, chuẩn bị vật liệu để dựng lúa đứng lên.

Có thể dùng dây chuối, dây rơm nếp hoặc dây nilon buộc túm 3 - 4 khóm lúa với nhau thành hình chân kiềng để cây đứng.

Cũng có thể dùng dây dài, chắc chắn buộc 2 đầu dây 2 cọc cắm xuống ruộng để nâng lúa lên theo hàng băng, mỗi băng từ 5 - 7 hàng lúa.

Đối với diện tích lúa vừa trổ thoát, chỉ cần tháo nước cho xấp sảnh ruộng, không cần buộc túm hay băng lúa, đợi vài ngày sau cây lúa có thể ngóc lên được.

Nông dân cũng cần thường xuyên thăm đồng phát hiện rầy nâu và diệt trừ kịp thời khi đến ngưỡng (1.500 con/m2 trở lên).

Bởi, lứa rầy nâu cuối vụ mùa (lứa 6) đang phát sinh gây hại mạnh, kết hợp với việc lúa đổ sẽ làm cho dịch rầy nâu có nguy cơ bùng phát.

Bà con cần để ý kỹ trên những đám lúa đổ giữa ruộng. Cần sử dụng các loại thuốc có khả năng diệt rầy cao, tính lưu dẫn mạnh như Chess 50WG, Chatot 60WP, Anproud 70DF...

Bên cạnh đó, nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh khô vằn cần khẩn trương sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun trừ kịp thời nhằm giảm thiểu lượng lem lép hạt: Tilt super 300EC, Nevo 330SC, Saizole 5SC...

Sau bão, chỉ phun thuốc phòng bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên những chân ruộng lúa nhiễm còn chưa trỗ hoặc vừa trỗ thoát.

 

Thời điểm cây lúa chắc xanh đến chín đỏ đuôi, bà con không nên lãng phí phun thuốc phòng bệnh bạc lá hay đốm sọc vi khuẩn cho lúa vì lúc này cây lúa không bị nhiễm vi khuẩn nữa.

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28374


Các tin khác:
 Đoàn công tác Cục Bảo vệ Thực vật làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và kiểm tra tình hình thực hiện công tác BVTV tại một số địa phương trong tỉnh  (20/07/2016)
 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Mùa (15/07/2016)
 Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (08/07/2016)
 Cách tăng năng suất cây lạc (01/07/2016)
 Sử dụng phân bón trong mùa mưa (04/05/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016 (30/03/2016)
 Quy trình tạm thời phòng chống sâu đục thân hại mía (30/03/2016)
 Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành đợt 1 năm 2016 (30/03/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa Xuân năm 2016 (21/03/2016)
 Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất vụ xuân 2016 (15/03/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang