Số lượt truy cập
Hôm nay 22899
Hôm qua 58866
Tuần này 186469
Tháng này 3224295
Tất cả 193019879
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 26/12/2021
Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa

Bệnh khảm lá sắn (Sri Lankan Cassava Mosiac Virus), do vi rút thuộc họ Euphorbiaceae, được coi là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây sắn và là tác nhân chính gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cùng như an ninh lương thực của các vùng trồng sắn thuộc các quốc gia ở Châu Phi, Châu Á. Bệnh xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 2019 và hiện nay đang gây hại tại các vùng trồng sắn của 6 huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Triệu chứng của bệnh khảm lá virus gây hại trên cây sắn tại Thanh Hóa

Bệnh khảm lá sắn do virus Sri Lankan Cassava Mosiac Virus gây ra, đây là dịch hại mới, bệnh lây lan qua hom giống và qua môi giới truyền bệnh là đi tượng bọ phấn trắng; hiện chưa có thuốc phòng trừ, bệnh xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 2019, gây hại trên các giống sắn HL-S11, KM140 tại các huyện Thưng Xuân, Như Xuân, với tổng diện tích nhiễm 26,5 ha. Năm 2020 diện tích bị bệnh tăng lên 1.615,93 ha.

Trong năm 2021 bệnh tiếp tục lây lan gây hại cho các vùng trồng sắn của tỉnh Thanh Hóa, với diện tích bị nhiễm bệnh là 3.799,255 ha, trong đó nhiễm nặng (>70%) là 1.097,809 ha. Phạm vi phân bố gây hại của bệnh rộng, tại 6 huyện (Như Xuân 1.593,06 ha; Thường Xuân 984,3 ha; Như Thanh 176 ha, Ngọc Lặc 180,6 ha, Thọ Xuân 755,295 ha, Triệu Sơn 110 ha); tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15%, cao 30%, cục bộ có ruộng lên đến 90% cây bị bệnh.  

Bệnh khảm lá sắn gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sắn, khi cây bị nhiễm bệnh ở các giai đon sinh trưởng khác nhau làm ảnh hưng đến các chỉ tiêu cấu thành năng sut và năng sut, như làm giảm số củ/khóm từ 4,08% -31,9%; làm giảm trọng lượng củ/khóm từ 14,7% - 30%; làm giảm năng suất từ 11,2%-31,8%.

nh hưởng của bệnh KLS đến sinh trưởng, phát triển của cây sắn

Trước tình hình trên Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 28/7/2021 về việc phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị chuyên môn phối hợp với các đa phương tập trung triển khai, tổ chức thực hiện các giải pháp phòng trừ, khống chế bệnh. Kết quả cho thấy tốc độ lây lan, mức độ gây hại của bệnh có giảm song vẫn chưa trit để; nguyên nhân là do (1) Đây là loại bệnh mới, hiện nay chưa có thuốc phòng trừ, phương thức lây truyền phức tạp; (2) Người dân vẫn chưa ý thức, nhận thức rõ được tác hại của bệnh khảm lá sắn nên tại các bờ ruộng, bờ thửa, ruộng trồng chưa được vệ sinh, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh triệt để, vẫn sử dụng nguồn giống sắn bị nhiễm bệnh để trồng; (3) Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn của các cơ quan, cấp chính quyền chưa thường xuyên, liên tục; (4) Triển khai các giải pháp trong công tác phòng chống bệnh chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao; (5) Do khu vực trồng sắn chủ yếu là trên vùng cao, địa hình khó khăn, có nhiều cây ký chủ phụ nên công tác phun trừ môi giới truyền bệnh hiệu quả không cao.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bệnh

Trong thời gian tới để triển khai Kế hoạch số 180/KH-UBND của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hiệu quả, không phát sinh diện tích bị nhiễm mới, tiến tới khống chế và thanh toán bệnh khảm lá virus hại sắn trên các vùng trồng sắn của tỉnh, thì cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; tăng cường các giải pháp kỹ thuật phòng trừ bọ phấn trắng và xử lý triệt để diện tích sắn bị nhiễm bệnh; xây dựng vùng nguyên liệu sắn bền vững, an toàn dịch bệnh gắn với chế biến, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (giống mới, giống kháng bệnh, cơ giới hóa,...) để nhằm bảo vệ và giữ ổn định vùng nguyên liệu sắn 11.000 ha/năm./.

Tác giả: Đỗ Dũng-Trạm KDTV nội địa, Chi cục TT&BVTV
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 29715


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)
 Hội nghị Triển khai Quyết định số 2933/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua giống ngô, khoai tây gieo trồng vụ Đông 2014-2015 (17/09/14)


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp PTNT: Nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá” (28/06/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang