Số lượt truy cập
Hôm nay 13200
Hôm qua 58866
Tuần này 176770
Tháng này 3214596
Tất cả 193010180
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 25/09/2020
Kết quả chuyển đổi sản xuất nông nghiệp

Để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

Theo đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây đạt giá trị kinh tế cao hơn. Thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân. Trong chăn nuôi, thực hiện chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững. Thủy sản chuyển đổi từ khai thác ven bờ sang xa bờ, áp dụng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để bảo quản, giảm tổn thất, nâng cao giá trị, chất lượng và hiệu quả khai thác; nuôi trồng thủy sản được chuyển đổi sang tập trung, áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc. 

Diện tích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất cây rau màu, cây xuất khẩu tập trung tại xã Phú Lộc (Hậu Lộc).

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp chuyển đổi sản xuất, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi linh hoạt 45.101 ha đất lúa, mía, lạc, sắn, năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng hiệu quả cao hơn, chuyển đổi 86% diện tích gieo trồng giống lúa dài ngày bằng giống lúa ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh cũng đã tích tụ được 15.891 ha ở 25 đơn vị cấp huyện; thu hút 807 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, có 67.761 ha diện tích cây trồng được các doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Chuyển đổi sản xuất cũng đã giúp chăn nuôi của tỉnh chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn. Đến nay, toàn tỉnh có 1.005 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, chăn nuôi trang trại ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ 60%, chăn nuôi nông hộ giảm xuống chỉ còn 40%. Nhờ đó, dịch bệnh được kiểm soát tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển được một số mô hình chăn nuôi theo chuỗi quy mô lớn có sự góp mặt tham gia của doanh nghiệp, như: Chăn nuôi bò sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, Tập đoàn TH; chăn nuôi gia cầm gắn với giết mổ, chế biến của Công ty CP Nông sản Phú Gia – VietAvis; các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Công ty TNHH Hiền Nhuần; liên kết thu mua, giết mổ, chế biến lợn sữa xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty Chế biến súc sản Thanh Hóa; chuỗi liên kết gia công của Công ty CP Dabaco, Công ty CP Japfa Việt Nam...

Chuyển đổi sản xuất cũng đã và đang giúp nuôi trồng thủy sản phát triển được 4 sản phẩm có lợi thế theo hướng tập trung, với diện tích nuôi tôm chân trắng thâm canh đạt 500 ha, ngao Bến Tre 1.250 ha, cá rô phi đơn tính tập trung thâm canh xuất khẩu 169 ha. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình tổ đoàn kết đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.

Việc chuyển đổi sản xuất còn giúp áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ cơ giới hóa đối với khâu làm đất đạt 89,7%, gieo trồng 15,4%, thu hoạch 55,7%; vận chuyển 78,2%, chế biến 50%. Trong chăn nuôi, đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò; trang trại chăn nuôi lợn và nuôi gà có hệ thống chuồng kín, chuồng mát, điều hòa ẩm độ, máng ăn, máng uống tự động đạt 55%. Đây là nền tảng quan trọng để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24159


Các tin khác:
 Huyện Như Thanh phát triển các sản phẩm OCOP (09/08/2020)
 Hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác nông nghiệp (08/08/2020)
 Ghi nhận từ những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến (08/07/2020)
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (05/06/2020)
 Huyện Bá Thước phát triển sản phẩm OCOP (04/06/2020)
 Năng lực của ngành chế biến lâm sản còn nhiều hạn chế (02/06/2020)
 Lấy HTX làm “hạt nhân” phát triển nông nghiệp hàng hóa ở cấp xã (26/05/2020)
 Tăng cường công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (12/05/2020)
 Tham gia Chương trình OCOP hướng đi mới của kinh tế hợp tác xã (04/05/2020)
 Toàn tỉnh gieo trồng được hơn 800 ha dưa các loại (03/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang