Số lượt truy cập
Hôm nay 27991
Hôm qua 58866
Tuần này 191561
Tháng này 3229387
Tất cả 193024971
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 01/12/2020
Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lúa, gạo

Thanh Hóa có diện tích sản xuất lúa hàng năm đạt từ 236.000 đến 238.000 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu cây trồng, năng suất dao động từ 57,8 đến 59 tạ/ha/vụ, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo đạt trên 900.000 tấn/năm.

Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 6.700 tỷ đồng, chiếm 49% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Vì vậy, lúa, gạo là 1 trong 11 sản phẩm chủ lực trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thu hoạch lúa bằng cơ giới hóa tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy).

Mặc dù là sản phẩm nông nghiệp chủ lực đứng đầu của tỉnh, song hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa lại khá khiêm tốn so với các cây trồng khác. Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiệu quả trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt lợi nhuận từ 30 đến 35% vốn đầu tư, tương đương với 22,1 triệu đồng/ha/vụ đối với diện tích trồng lúa lai đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, còn lúa thuần chỉ đạt khoảng 8,42 triệu đồng/ha/vụ. Do hiệu quả kinh tế không cao, nên tỉnh đã định hướng giảm dần diện tích sản xuất lúa đến năm 2025 xuống còn khoảng 223.000 ha. Tuy nhiên, sản lượng lúa vẫn phải giữ được mức đạt từ 1,3 triệu tấn mỗi năm trở lên.

Để đạt được mục tiêu giảm dần diện tích trồng lúa song vẫn giữ ổn định được sản lượng, những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) trong sản xuất lúa, gạo. Đây được xem là khâu đột phá, chìa khóa để tăng năng suất, chất lượng, giá trị cho diện tích sản xuất lúa, gạo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích bà con nông dân từng bước áp dụng cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ, từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản và chế biến nông sản. Triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất lúa gạo trên diện rộng. Thực hiện các mô hình trình diễn các giống lúa mới đạt năng suất, chất lượng cao để làm cơ sở đưa vào gieo trồng đại trà. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đã xây dựng bộ cơ cấu giống lúa gồm các giống đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất, thời tiết của tỉnh để làm căn cứ cho các địa phương lựa chọn, đưa vào gieo trồng. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, nhằm xây dựng và phát triển các vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình sản xuất. Ngoài ra, tỉnh và các địa phương còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa, gạo, như: hỗ trợ xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi; hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, nên sản xuất lúa, gạo của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2020, mặc dù diện tích trồng lúa, giảm 6.760 ha, song do năng suất đạt cao, bình quân 59 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha, nên sản lượng lúa cả năm vẫn đạt 1,36 triệu tấn. Toàn tỉnh đã phát triển được vùng sản xuất lúa hàng hóa, tập trung, thâm canh năng suất, chất lượng lên tới 158.158 ha/năm. Cơ giới hóa nông nghiệp có nhiều khởi sắc và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất lúa, với tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trong khâu làm đất đạt 96,8%, thu hoạch 79,6%, vận chuyển 89,7%. Đối với công tác chọn, tạo, ứng dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật, tỉnh ta cũng đã chọn tạo thành công 10 giống lúa, phục tráng giống lúa nếp hạt cau, nếp cẩm bổ sung vào cơ cấu giống lúa chủ lực. Đẩy mạnh việc đưa các giống cây trồng mới, có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Hiện, tỷ lệ sử dụng các giống lúa đạt năng suất, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh chiếm tới 90%. Trên địa bàn tỉnh cũng xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa, gạo, như: Mô hình cấy lúa lai, bón phân viên nén dúi sâu ở các huyện Như Xuân, Như Thanh; mô hình đưa các giống lúa lai 3 dòng có khả năng chống hạn vào gieo trồng tại huyện Như Xuân; xây dựng và phát triển được vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc...; phát triển mô hình trồng lúa hữu cơ tại các huyện Quảng Xương, Nông Cống.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18429


Các tin khác:
 Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất vụ đông (01/12/2020)
 Thanh Hóa ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021 (10/11/2020)
 Để ngành nông nghiệp phát triển an toàn (03/11/2020)
 Thanh Hoá gieo trồng được hơn 33.700 ha cây trồng vụ đông (26/10/2020)
 Dấu ấn “tam nông” (26/10/2020)
 Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (24/10/2020)
 Thanh Hóa chủ động các biện pháp tiêu thoát nước, bảo vệ cây trồng (14/10/2020)
 Hiệu quả từ mô hình tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn (12/10/2020)
 Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp (12/10/2020)
 Tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón (03/10/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang