Số lượt truy cập
Hôm nay 9275
Hôm qua 58866
Tuần này 172845
Tháng này 3210671
Tất cả 193006255
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 27/05/2020
Chuyển đổi con nuôi sau “bão dịch”

Sau cơn “bão dịch” của dịch bệnh tả lợn châu Phi và bệnh dịch cúm gia cầm H5N6, để chủ động kiểm soát dịch bệnh, cắt đứt mầm bệnh tái nhiễm trên địa bàn, đồng thời bảo đảm phát triển kinh tế cho các cơ sở, hộ chăn nuôi, thời gian qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã tập trung hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, hộ chăn nuôi tại các vùng bị dịch bệnh thực hiện chuyển đổi con nuôi. Theo đó, nhiều hộ chăn nuôi lợn đã chủ động chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng.

Tháng 5-2019, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xảy ra trên đàn lợn của gia đình ông Lê Quốc Hinh, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, buộc phải tiêu hủy toàn bộ, với hơn 30 con. Do đó, để khôi phục sản xuất, bảo đảm thu nhập, sau 30 ngày tiêu hủy đàn lợn, gia đình đã chủ động vệ sinh chuồng trại, thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và chuyển đổi sang nuôi gà thương phẩm và bò thịt. Sau gần 1 năm thực hiện chuyển đổi, đến nay, gia đình ông Hinh đã phát triển được đàn gà thương phẩm với quy mô gần 1.000 con và 5 con bò thịt.

Đàn bò tại xã Thiệu Hưng (Thiệu Hóa).

Được biết, trong quá trình chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo các địa phương công bố hết dịch mà bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thực hiện hướng dẫn, khuyến khích các hộ chăn nuôi, nhất là những hộ có đàn lợn bị dịch bệnh thực hiện chuyển đổi sang các đối tượng con nuôi khác để cắt đứt mầm bệnh. Đối tượng con nuôi được khuyến cáo chuyển đổi trên địa bàn huyện thời gian qua, gồm: bò thịt, gia cầm, dê, thỏ. Hiện toàn huyện đã có gần 900 cơ sở, hộ chăn nuôi lợn thực hiện chuyển đổi sang đối tượng con nuôi khác, với tổng số chuyển đổi là 55.299 con. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân: Việc chuyển đổi con nuôi đã giúp nhiều hộ chăn nuôi khôi phục sản xuất, ổn định kinh tế.

Là địa phương bị ảnh hưởng cả dịch bệnh tả lợn châu Phi và cúm gia cầm H5N6, vì vậy, huyện Nông Cống xem việc lựa chọn con nuôi phù hợp để thực hiện chuyển đổi là giải pháp quan trọng, vừa kiểm soát, cắt đứt mầm bệnh, vừa giúp các hộ chăn nuôi nhanh chóng khôi phục sản xuất. Theo đó, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh chủ động thực hiện các biện pháp hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăn nuôi lợn, thủy cầm chuyển đổi sang đối tượng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, chuồng trại, cũng như nguồn thức ăn, như: bò, gà, dê và một số loại con nuôi đặc sản. Hiện, toàn huyện đã có gần 200 hộ chăn nuôi lợn chuyển đổi sang nuôi gà, bò, dê và một số con nuôi đặc sản.

Nói về hiệu quả sau khi được chính quyền địa phương khuyến cáo chuyển đổi con nuôi, ông Lê Văn Nghĩa, xã Trường Minh (Nông Cống), cho biết: Việc chuyển đổi từ chăn nuôi lợn sang nuôi dê trong 8 tháng qua bước đầu đã giúp gia đình thu về gần 100 triệu đồng từ việc xuất bán 40 con dê của lứa nuôi đầu tiên. Đây là một nguồn thu không nhỏ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay giúp ông có điều kiện trang trải cuộc sống, cũng như có nguồn vốn để khôi phục, duy trì sản xuất.

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa: Đến tháng 5-2020, toàn tỉnh đã có 2.163 cơ sở chăn nuôi lợn chuyển đổi sang vật nuôi khác, với các đối tượng nuôi được chuyển đổi sang, gồm: gia cầm 437.867 con, 189 con trâu bò, dê 1.462 con và thỏ 2.500 con. Đa số các cơ sở thực hiện chuyển đổi đều là các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn đã từng bị hoặc thuộc vùng đã xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi. Các cơ sở sau khi chuyển đổi đều tuân thủ nghiêm quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Việc chuyển đổi đã và đang góp phần quan trọng giúp các địa phương kiểm soát dịch bệnh; đồng thời, bảo đảm nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, để chuyển đổi con nuôi đạt hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa khuyến cáo các địa phương cần tính toán để mở rộng quy mô đàn vật nuôi, bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm ổn định, tránh tình trạng khủng hoảng thừa.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24168


Các tin khác:
 Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ở các huyện miền núi (27/05/2020)
 Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi (21/05/2020)
 Chăm sóc, bảo vệ vật nuôi trong mùa nắng nóng (21/05/2020)
 Thanh Hóa kiên quyết không để bệnh Dịch tả lợn châu Phi tái phát (19/05/2020)
 Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững (13/05/2020)
 Hiệu quả mô hình liên kết chăn nuôi gà theo chuỗi ở Như Xuân (10/05/2020)
 Tăng cường chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi mùa nắng nóng (07/05/2020)
 Thêm 8 trang trại nuôi lợn quy mô lớn đi vào hoạt động (03/05/2020)
 Hiệu quả mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học (28/04/2020)
 2.163 cơ sở chăn nuôi lợn chuyển đổi sang vật nuôi khác (08/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang