Số lượt truy cập
Hôm nay 24801
Hôm qua 58866
Tuần này 188371
Tháng này 3226197
Tất cả 193021781
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 17/09/2020
Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 5

Chiều 16-9-2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công điện khẩn số 21/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 5.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680 km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh thêm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 111,5 độ Kinh Đông. 

Vị trí và hướng đi của bão số 5 Noul. Nguồn: NCHMF

Thực hiện Công điện số 11/CĐ-TW ngày 16/9/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa, lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh; Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện tốt các công việc sau:

1. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm được cập nhật theo các bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia; tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền. Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các khu nuôi trồng thủy sản ven biển; các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công.

2. Tổ chức gia cố công trình, nhà ở để đảm bảo an toàn; kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

3. Huy động mọi lực lượng khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa vụ Mùa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để tránh ảnh hưởng thiệt hại tới năng suất, chất lượng do mưa lớn gây ra.

4. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, các trọng điểm xung yếu, các công trình đang thi công dở dang; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

5. Rà soát, sẵn sàng triển khai tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp; chủ động thực hiện giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn. Ngành Điện lực ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

6. Rà soát, sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

7. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến của bão, mưa, lũ, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

8. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động xuống các địa bàn được phân công phụ trách để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTT.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

10. Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trước 15 giờ hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và UBND tỉnh.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 10519


Các tin khác:
 Tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (16/09/2020)
 Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông (16/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu năm 2020 (15/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh năm 2020 (15/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức chi cục Kiểm lâm năm 2020 (15/09/2020)
 Thông báo về việc bổ sung chuyên ngành xét tuyển viên chức năm 2020 tại Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (14/09/2020)
 Bố trí lâu dài 4 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa (03/09/2020)
 Tuyển dung viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP cho các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT THanh Hóa năm 2020 (01/09/2020)
 Hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc (01/09/2020)
 Tăng cường phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp (31/08/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang