Số lượt truy cập
Hôm nay 8824
Hôm qua 58866
Tuần này 172394
Tháng này 3210220
Tất cả 193005804
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 24/02/2021
Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết.

  Sau Tết Nguyên đán, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh giảm nhiều do nhu cầu của người tiêu dùng trong và sau tết tăng mạnh.  Do vậy, thời điểm này tái đàn là việc quan trọng giúp ngành chăn nuôi khôi phục sản xuất. Tuy nhiên để chăn nuôi an toàn đạt hiệu quả thì người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chuẩn bị nhân công và nắm bắt thị trường,:

Trước khi thực hiện tái đàn hoặc tăng quy mô chăn nuôi, người chăn nuôi cần tìm hiểu thông tin về dự báo và diễn biến thị trường, về số lượng cung cầu, nơi tiêu thụ sản phẩm để đầu tư số lượng đàn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, tránh tình trạng tái đàn ồ ạt gây mất cân bằng cung cầu làm giảm giá thành sản phẩm.

Muốn chăn nuôi đạt kết quả thì cần có người lao động chính có kinh nghiệm, khả năng học hỏi trong quá trình chăn nuôi.

2. Chuẩn bị vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi:

Khi xuất bán xong các loại vật nuôi của lứa trước, người chăn nuôi cần dọn sạch các chất thải trong chuồng nuôi, sau đó rửa sạch nền, tường, cổng, để khô sau đó phun thuốc sát trùng. 

Đối với chất thải được xử lý bằng các biện pháp thích hợp:

+ Với chất thải rắn như: Chất độn chuồng bằng trấu, rơm rạ, lá cây,…chủ hộ thu gom lại xử lý bằng cách đốt, ủ nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh.

+ Với phân và nước tiểu của gia súc, gia cầm được xử lý qua bể Biogas hoặc ủ nhiệt sinh học.

Để trống chuồng trước khi nhập đàn vật nuôi mới, thời gian trống chuồng ít nhất là 2 tuần.

Trong khoảng thời gian để trống chuồng chủ hộ tu sửa lại hệ thống chuồng nuôi, hệ thống chụp sưởi, hệ thống cấp nước, hàng rào, tường bao quanh khu vực chăn nuôi cũng như cổng ra vào, hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi sau đó phơi khô khi trời có nắng rồi phun thuốc sát trùng. 

Chuồng nuôi đã được tu sửa xong chủ hộ quét nước vôi từ tường xuống dưới nền, khi nước vôi khô chủ hộ phun hóa chất sát trùng bên trong, bên ngoài chuồng nuôi và xung quanh khu vực chăn nuôi bằng một số thuốc khử trùng như: Bencocid, BKA, Paccoma, Iotdin…

Trong quá trình thực hiện người chăn nuôi phải thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đi ủng, đeo kính bảo hộ, đội mũ, đi găng tay. Sau khi thực hiện công việc xong phải tắm rửa và sát trùng tay, chân, quần áo và các vật dụng có liên quan.

3. Lựa chọn và nhập con giống

Vật nuôi tái đàn phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y cấp nếu vận chuyển ngoài tỉnh. Con giống phải khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không mua giống ở vùng có dịch và vùng không an toàn dịch bệnh.

Con giống nhập về phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 2 tuần và thực hiện tiêm phòng vaccin theo quy định của thú y.

4. Chuẩn bị thức ăn, nước uống, vật tư, thuốc thú y

Chuẩn bị nguồn vốn để mua thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi, đối tượng vật nuôi. Có nguồn nước đảm bảo vệ sinh để cung cấp cho đàn vật nuôi.

Chuẩn bị vaccin theo quy trình chăn nuôi để tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm. Dự phòng thuốc thú y, thuốc trợ sức, trợ lực để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi khi mới mua về và trong quá trình chăn nuôi.

Nguồn tin: Hà Linh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14693


Các tin khác:
 Mô hình nuôi giun sản xuất phân bón hữu cơ (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy. (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình “liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (15/02/2021)
 Kỹ thuật vỗ béo bò thịt (29/01/2021)
 Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép. (26/01/2021)
 Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân (22/01/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
 7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông (18/01/2021)
 Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (12/01/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất nghêu giống tại Thanh Hóa (18/12/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang