Số lượt truy cập
Hôm nay 55247
Hôm qua 39190
Tuần này 159951
Tháng này 3197777
Tất cả 192993361
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 08/04/2021
Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp

Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, nông nghiệp của tỉnh đã có thay đổi, từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Là đơn vị được thụ hưởng cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông nghiệp Miền Tây đã đầu tư xây dựng mô hình trồng trọt hiện đại tại 2 xã Hạnh Phúc và Tây Hồ (Thọ Xuân). Với gần 2 ha đất, công ty đang hoàn thiện một trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp; chuẩn bị đưa vào sử dụng 5 nhà lưới trồng các loại rau màu, dưa các loại và 3 nhà vồm trồng hoa lan. Theo anh Trịnh Văn Thành, cán bộ phụ trách khu sản xuất: Các nhà lưới này sẽ được trồng rau thủy canh, hoa lan và những loại rau, củ, quả theo hướng hữu cơ. Đồng thời, thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua các chuỗi giá trị. Với định hướng phát triển, quy trình sản xuất của công ty sẽ tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp của huyện. 

Diện tích trồng cà chua theo hướng hữu cơ của Công ty CP Xây dựng và Đầu tư phát triển nông nghiệp Miền Tây

(Thọ Xuân).

Điểm nhấn trong thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chính là sự kiện khởi công dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa của Tập đoàn Xuân Thiện, với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng tại xã Minh Sơn (Ngọc Lặc). Đây là dự án đầu tư có tính chiến lược, thể hiện sức hút, sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Dự án được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ thu mua nông sản của người dân để làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi; qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, mở ra hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho huyện Ngọc Lặc nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Nhờ những cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đã được ban hành, việc thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tính đến tháng 3-2021, toàn tỉnh có 892 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có 178 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực trồng trọt, 35 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực lâm nghiệp, 124 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi, 42 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản và 513 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tổng hợp. Ngoài ra, còn thu hút được 699 HTX nông nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong số 892 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, như: Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk, Công ty Sữa TH true Milk, Công ty CP Nông sản Phú Gia - VietAvis; các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của Công ty TNHH Hiền Nhuần; liên kết thu mua, giết mổ, chế biến lợn sữa xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Mai và Công ty Chế biến súc sản Thanh Hóa; chuỗi liên kết gia công của các tập đoàn chăn nuôi lớn, như: CP, Dabaco, Japfa...

Thực tế việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, cho thấy: Doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai để tổ chức sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, nhất là quy hoạch các vùng nguyên liệu chưa triển khai thực hiện hiệu quả và thiếu sự ổn định. Doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp tỷ lệ sinh lời thấp, lại thường xuyên gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh... Thị trường tiêu thụ nông sản thiếu bền vững, chuỗi liên kết chưa chặt chẽ với các nhà phân phối, bán lẻ lớn; chưa có tổ chức, cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp về phân tích, dự báo thị trường, khuyến nghị về sản lượng và giá bán.

Do đó, để gia tăng số lượng, chất lượng các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh đang đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai và thực hiện xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16613


Các tin khác:
 Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp (31/03/2021)
 Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa (25/03/2021)
 Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả (25/03/2021)
 Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (18/03/2021)
 Chăm sóc cây trồng vụ đông xuân (16/03/2021)
 Xây dựng nông nghiệp thành một trụ cột tăng trưởng (12/03/2021)
 Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp trong vụ đông xuân (10/03/2021)
 Phát triển nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (02/03/2021)
 Phát triển nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường (05/02/2021)
 Bảo đảm kế hoạch, thời vụ sản xuất vụ đông xuân (01/02/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang