Số lượt truy cập
Hôm nay 26426
Hôm qua 39190
Tuần này 131130
Tháng này 3168956
Tất cả 192964540
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Nguyên nhân gà đẻ trứng non và biện pháp

Gà đẻ trứng vẫn có vỏ nhưng lớp vỏ này khá mỏng so với trứng thông thường hoặc có một lớp màng lụa bên ngoài cầm ở tay mềm, những quả trứng này thường rất dễ bị dập vỏ, nứt vỏ, rách màng mỏng. Trứng gà được chia thành 2 phần là lớp vỏ cứng bên ngoài và phần lòng đỏ bên trong. Lớp vỏ trứng có lớp vỏ cứng và màng trứng ngay sát lớp vỏ cứng và lòng đỏ có đặc điểm mềm và dai. Khi gà đẻ trứng non tức là chưa hình thành phần vỏ trứng cứng bên ngoài, chỉ có lớp màng bao bọc lòng đỏ.Vậy nguyên nhân trứng gà bị mỏng vỏ, gà đẻ trứng non là gì.Tìm hiểu trong bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp.

Nguyên nhân gà đẻ trứng vỏ mỏng.

Gà bị thiếu Canxi: Khẩu phần ăn không cung cấp đủ canxi để gà có thể tạo vỏ trứng là nguyên nhân phổ biến khiến gà đẻ trứng vỏ mỏng. Nguyên nhân này rất quen thuộc và hầu như ai cũng sẽ nghĩ tới đầu tiên.Canxi thường có nhiều trong bột sò, bột xương, bột cá, đậu tương… Nếu gà không được cho ăn hoặc ăn ít nguồn dinh dưỡng này thì gà sẽ đẻ trứng non.

Gà bị thiếu phốt pho: Vỏ trứng được cấu tạo với 90% thành phần gồm canxi và phốt pho chứ không phải chỉ có canxi. Do đó, thiếu phốt pho cũng là nguyên nhân khiến trứng có thể bị mỏng vỏ.

Lượng canxi và phốt pho không cân đối: khi lượng canxi và phốt pho kết hợp theo một tỉ lệ nhất định sẽ tạo thành lớp vỏ trứng phù hợp. Nếu lượng canxi và phốt pho bị mất cân đối tỉ lệ thì cũng có thể khiến trứng bị mỏng vỏ.

Gà bị thiếu vitamin D: Ánh sáng làyếu tố không thể thiếu đối với gà sinh sản, cần cung cấp ánh sáng ít nhất 12 tiếng mỗi ngày, ánh sáng sẽ cung cấp cho gà vitamin D để tăng khả năng chuyển hóa canxi trong thức ăn vào trong máu.Nếu gà bị thiếu vitamin D sẽ dẫn đến gà bị thiếu canxi do hấp thu kém và đương nhiên quả trứng bị mỏng vỏ.

Gà bị rối loạn hooc môn (rối loạn tuyến giáp): tuyến giáp rất quan trọng giúp gà chuyển hóa canxi trong thức ăn. Nếu gà bị rối loạn tuyến giáp sẽ khiến gà đẻ trứng bị mỏng vỏ và thậm chí là đẻ trứng không có vỏ, chỉ thấy có màng vỏ.

Gà bị stress: Gà bị stress (xua đuổi, ánh sáng mạnh, chuồng nuôi ẩm ướt…), cũng có thể khiến gà đẻ trứng ra bị mỏng vỏ. Gà bị stress sẽ khiến cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng dẫn tới cơ thể thiếu chất và gà thường đẻ trứng vỏ mỏng hoặc gà bị mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, gà mái ăn kém, suy nhược, stress ảnh hưởng đến việc hình thành vỏ trứng không đạt chất lượng

Khi gà đã quá tuổi khai thác trứng thì hiệu suất đẻ giảm vì cơ quan sinh sản của gà đã bị lão hóa. Lúc này, không chỉ sản lượng mà chất lượng của trứng cũng sẽ giảm đi. Đây cũng có thể do nguyên nhân này gây ra trứng gà bị mỏng vỏ

Biện pháp:

Gà bị thiếu canxi, phốt pho hoặc mất cân đối giữa canxi và phốt pho thìbổ sung thêm canxi, phốt pho vào trong khẩu phần ăn cho gà.Thông thường, nguồn dinh dưỡng của gà phải đa dạng đầy đủ đủ chất dinh dưỡng, đạm, bột, chất xơ… Trong đó các nhóm chất cụ thể như Canxi, vitamin E, B12, D và phosphore là rất cần thiết cho gà, đặc biệt là thành phần canxi dành cho gà đẻ trứng.

Gà thiếu vitamin D: Cần bổ sung vitamin D cho gà uống hoặc cho gà phơi nắng.Thiết kế chuồng gà thoáng mát, đầy đủ ánh sáng để gà mái có môi trường phù hợp giúp gà hấp thu nguồn vitamin D tự nhiên. Ngoài ánh nắng tự nhiên, các trang trại cònchiếu sáng nhân tạo tăng cường hấp thụ vitamin D cho gà, nhờ đó tăng sản lượng và chất lượng trứng. 

  Nuôi và chăm sóc gà mái đẻ cần áp dụng kỹ thuật đa dạng, linh hoạt. Vấn đề gà đẻ trứng non, trứng không có vỏ khá phổ biến, phần lớn là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn viên có sẵn, nguồn thức ăn này về nguyên lý chúng có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà nhưng vẫn nên tự bổ sung thức ăn đầy đủ nhóm chất tự nhiên, đặc biệt là canxi để gà có thể đẻ trứng chất lượng hơn.

` Ngoài thức ăn thì nước uống cũng rất quan trọng cho gà đẻ trứng. Nước là thành phần chính trong việc hình thành quả trứng có đạt hiệu quả, chất lượng hay không. Khi gà thiếu nước chắc chắn sẽ giảm sản lượng trứng trông thấy rõ ràng. Đặc biệt vào mùa đông nhu cầu nước của gà có thể giảm đi nhưng vẫn cần được cung cấp đầy đủ nước sạch, chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng cũng là yếu tố quyết định gà đẻ trứng tốt hay không./.

Hình ảnh trứng gà không có vỏ cứng, vỏ cứng méo mó


Nguồn tin: Lê Thêu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 26235


Các tin khác:
  Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. (17/09/2021)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão. (13/09/2021)
 Sử dụng Vitamin C trong chăn nuôi. (17/08/2021)
 Vụ chiêm xuân 2021 - Thanh Hóa được mùa toàn diện. (17/07/2021)
 Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021. (17/07/2021)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà (15/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang