Số lượt truy cập
Hôm nay 51226
Hôm qua 39190
Tuần này 155930
Tháng này 3193756
Tất cả 192989340
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 03/07/2021
Phát triển rừng luồng thâm canh

Trên địa bàn tỉnh hiện có 128.000 ha tre, luồng; trong đó, diện tích rừng luồng 78.000 ha, chiếm 60,9% diện tích tre, luồng của tỉnh. Sản lượng khai thác luồng đạt khoảng 60 triệu cây/năm, tập trung ở các huyện miền núi. Với diện tích lớn, nhiều năm nay, luồng luôn là loại cây trồng chủ lực, giúp đồng bào miền núi phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Tuy nhiên, nhiều diện tích rừng luồng đang bị người dân khai thác triệt để, song việc cải tạo, phục hồi chưa được quan tâm đầu tư hiệu quả, nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Vì vậy, những năm gần đây, các huyện miền núi đã và đang chú trọng nâng cao giá trị cho diện tích rừng luồng thông qua việc thực hiện các giải pháp phát triển diện tích rừng luồng thâm canh.

Huyện Lang Chánh có gần 13.000 ha rừng luồng và để nâng cao giá trị cho diện tích rừng luồng trên địa bàn, từ năm 2016, cùng với việc ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo thực hiện thâm canh, phục tráng rừng luồng, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các xã rà soát diện tích rừng luồng, trên cơ sở đó, thực hiện phục tráng, trồng thâm canh rừng luồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Theo đó, các đơn vị chuyên môn cùng với chính quyền các xã đã vận động, hướng dẫn các hộ trồng luồng được các biện pháp thâm canh, như: phát dọn vệ sinh rừng luồng, chặt bỏ cây sâu bệnh, già cỗi, cuốc đất xung quanh tạo độ tơi, xốp, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây; đồng thời, bón phân, tăng tỷ lệ sinh măng cho diện tích rừng luồng. Thông qua thực hiện các giải pháp phát triển rừng luồng thâm canh, đến nay trên địa bàn huyện đã thâm canh 5.000 ha luồng, phục tráng 1.750 ha rừng luồng kém hiệu quả. Đánh giá về hiệu quả của việc phát triển rừng luồng thâm canh, ông Lương Văn Phúc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lang Chánh, cho biết: Việc thực hiện các biện pháp thâm canh, bón phân cho cây luồng giúp làm tăng tỷ lệ sinh măng từ 1,5 đến 2 lần so với diện tích luồng chưa được phục tráng, thâm canh và sản lượng khai thác luồng trên địa bàn đạt 8 triệu cây mỗi năm.

Diện tích rừng luồng thâm canh tại xã Đồng Lương (Lang Chánh).

Để phát triển rừng luồng thâm canh, những năm qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tập trung đôn đốc các huyện thuộc quy hoạch vùng luồng thâm canh của tỉnh hoàn thành kế hoạch giao thâm canh, phục tráng rừng luồng; phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến người dân chính sách hỗ trợ phát triển luồng thâm canh. Đồng thời, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng rừng luồng; đôn đốc, hướng dẫn các hộ phát dọn vệ sinh rừng, cuốc lật đất, đào rãnh, hố xung quanh bụi luồng. Bên cạnh đó, hướng dẫn các huyện trọng điểm trồng luồng khảo sát để lựa chọn làm mới và nâng cấp các tuyến đường lâm nghiệp.

Ngoài các giải pháp nói trên, từ năm 2016, tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển rừng luồng thâm canh, như: hỗ trợ phân bón vào năm thứ nhất và năm thứ hai thực hiện thâm canh rừng luồng, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/năm, hỗ trợ các xã nâng cấp đường lâm nghiệp, mức hỗ trợ 230 triệu đồng/km. Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp, cùng chính sách hỗ trợ, nên diện tích rừng luồng thâm canh trên địa bàn tỉnh những năm gần đây tăng nhanh. Hiện, diện tích rừng luồng thâm canh trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng lên 30.000 ha, trữ lượng đạt 187 triệu cây, bình quân đạt 2.400 cây/ha, sản lượng khai thác đạt 400 - 500 cây/ha/năm, tập trung ở 7 huyện, gồm; Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Cẩm Thủy. Toàn tỉnh cũng đã thực hiện phục tráng, thâm canh bón phân cho gần 13.000 ha rừng luồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã có 2 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cấp chứng chỉ FSC cho gần 11.000 ha diện tích rừng tre, luồng, vầu.

Việc phát triển diện tích rừng luồng thâm canh là nền tảng để các huyện miền núi thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm tre, luồng; đồng thời, góp phần nâng cao giá trị sản xuất tre, luồng trên địa bàn tỉnh lên hơn 500 tỷ đồng mỗi năm, chiếm khoảng 28 đến 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu sản phẩm từ tre, luồng bình quân đạt 2,17 triệu USD/năm.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17425


Các tin khác:
 Thành lập BQL Dự án “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học” (01/07/2021)
 Tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng 2021 (01/06/2021)
 Huyện Mường Lát nỗ lực quản lý, bảo vệ rừng (31/05/2021)
 Tăng cường các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (31/05/2021)
 Hạt Kiểm lâm TP Thanh Hóa: Tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản (02/05/2021)
 Bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở huyện Lang Chánh (26/04/2021)
 Thanh Hóa: trên 19.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC (22/04/2021)
 Phát triển vùng nguyên liệu tre, luồng gắn với chế biến (05/04/2021)
 Bảo vệ an toàn rừng đặc dụng vùng giáp ranh trên địa bàn huyện Thạch Thành (31/03/2021)
 Bảo vệ rừng vùng giáp ranh huyện Như Xuân với tỉnh Nghệ An (28/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang