Số lượt truy cập
Hôm nay 113323
Hôm qua 58866
Tuần này 276893
Tháng này 3314719
Tất cả 193110303
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/04/2023
Báo cáo đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Sáng 3-4, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị nghe báo cáo Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En, giai đoạn 2021 - 2030 và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2022-2030.

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành; Công ty CP Tập đoàn Mặt trời; đại diện lãnh đạo UBND các huyện Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước, Quan Hoá.

Đại diện Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En báo cáo tóm tắt dự thảo đề án.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đại diện Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En trình bày dự thảo Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En, giai đoạn 2021 - 2030 nhằm định hướng và xây dựng Vườn Quốc gia Bến En trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc độc đáo với các loại hình, sản phẩm du lịch như: Du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng; du lịch văn hóa-lịch sử-tâm linh; nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch mạo hiểm… Cùng với đó là định hướng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, xúc tiến và quảng bá, quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch.

Đề án cũng đề ra các chỉ tiêu cụ thể tổng lượng khách đến Vườn Quốc gia trong từng giai đoạn. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt trên 25 nghìn lượt khách, trong đó khách lưu trú hơn 8 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 15 tỷ đồng. Đến năm 2030, tổng lượt khách đạt trên 80 nghìn lượt, trong đó khách lưu trú đạt 20 nghìn lượt; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch trên 64 tỷ đồng. Từ đó, từng bước nâng doanh thu và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như người dân địa phương trong vùng.

Đề án cũng xác định 7 mục tiêu cụ thể gồm: (1) Xác định được hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En. (2) Xác lập các tuyến, các điểm du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh phù hợp với tiềm năng sẵn có và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. (3) Định hướng cho việc lập các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En. (4) Thu hút đầu tư, liên kết, hợp tác kinh doanh du lịch sinh thái, quảng bá, kết nối và phát triển các hoạt động du lịch. (5) Đưa ra lộ trình đầu tư các dự án ưu tiên và các giải pháp tổ chức thực hiện. (6) Định hướng cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút khách, tạo việc làm thúc đẩy các ngành nghề phát triển. (7) Tạo điều kiện để Nhân dân địa phương tham gia các loại hình du lịch, thông qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

Đại diện Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trình bày tóm tắt dự thảo đề án.

Đối với Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai đoạn 2022-2030, mục tiêu nhằm phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, bản sắc văn hoá bản địa các dân tộc… Đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên để thu hút kêu gọi đầu tư thuê môi trường rừng để phát triển du lịch kết hợp với khai thác du lịch vùng đệm, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch đa dạng…

Trong đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025 thu hút khoảng 12 nghìn lượt khách/năm và giai đoạn 2026-2030 là trên 25 nghìn lượt khách/năm. Khi đi vào hoạt động, đề án tạo ra nguồn thu bền vững cho cả vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, trở thành khu du lịch hấp dẫn, trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu.

Sau khi nghe đại diện Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En và Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông báo cáo tóm tắt đề án, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất đơn vị tư vấn đề án một số vấn đề như: cập nhật lại mục tiêu giai đoạn 2021-2030 của đề án Vườn Quốc gia Bến En cho phù hợp; xem xét lại bố cục các đề án; sắp xếp lại các nhóm giải pháp… Đồng thời nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển du lịch tại khu rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Việc xây dựng “Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng vườn quốc gia Bến En giai đoạn 2021-2030” và “Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai đoạn 2022-2030” là rất cần thiết và cấp bách để có một cách nhìn toàn diện về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa-lịch sử cũng như xây dựng một lộ trình phù hợp để phát huy các tiềm năng du lịch trên cơ sở các điều kiện thực tế về thiên nhiên, con người và nguồn lực của Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đơn vị tư vấn xây dựng đề án bảo đảm tuân thủ Luật Lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Đặc biệt phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước, Quan Hoá cũng như phương án bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Bên cạnh đó, phát triển các hoạt động du lịch sinh thái theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, đồng thời phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; góp phần đẩy mạnh khả năng thích ứng, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp tại hội nghị để hoàn thiện đề án, trình UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến trong thời gian sớm nhất.

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8904


Các tin khác:
 Thống nhất phương án phân bổ vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2023 (20/03/2023)
 Thanh Hóa có thêm 3 xã NTM, 8 xã NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu (02/03/2023)
 Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức Đại hội điểm Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Bò sữa Thống Nhất (21/02/2023)
 Hội nghị toàn quốc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hoá giai đoạn 2021-2025 (17/02/2023)
 Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng làm việc với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh (17/02/2023)
 Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (15/02/2023)
 Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại Thanh Hóa (08/02/2023)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm việc với chi cục Trồng trọt và BVTV về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 (08/02/2023)
 Lãnh đạo Sở thăm, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản tại TP Sầm Sơn (06/02/2023)
 Công đoàn Ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức Chương trình “Tết Sum vầy – Xuân gắn kết” năm 2023 (06/01/2023)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang