Số lượt truy cập
Hôm nay 38282
Hôm qua 39190
Tuần này 142986
Tháng này 3180812
Tất cả 192976396
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/04/2023
Bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên (Thường Xuân) được giao quản lý hơn 23.861 ha rừng đặc dụng, trong đó có trên 5.000 ha rừng nguyên sinh là nơi phân bố các loài hạt trần quý hiếm, điển hình là quần thể cây samu, pơmu cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, đường kính tới 4m, được công nhận là cây Di sản Việt Nam.

Bảo tồn các giống lan quý hiếm ở KBTTN Xuân Liên.

Theo kết quả điều tra, hiện nay KBTTN Xuân Liên có 1.228 loài thực vật bậc cao, thuộc 659 chi, 181 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao; 1.811 loài động vật hoang dã thuộc 241 họ, 46 bộ, 4 lớp. Đã xác định có 56 loài thực vật nguy cấp quý hiếm, trong đó có 35 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), như: re hương, samu dầu, pơmu, sến mật; trong danh lục đỏ của IUCN (2016) có 12 loài, như: samu dầu, thông nàng, thông tre...; 94 loài động vật cấp quý hiếm, trong đó có 29 loài ở mức đe dọa toàn cầu được ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2016); 50 loài ở mức đe dọa của Việt Nam được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 44 loài được ghi trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP; Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Điển hình như vượn má trắng, vọoc xám, các loài culi, gà tiền, các loài khỉ, các loài têtê...

Đặc biệt, KBTTN còn là nơi phân bố số lượng quần thể lớn nhất Việt Nam với loài vượn đen má trắng đã ghi nhận ít nhất 64 đàn, với 182 cá thể, so với 41 đàn, 129 cá thể cách đây 10 năm; trên 200 cá thể voọc xám, xác định cho khoa học sự tồn tại của loài “Mang Roosevelt” hay còn gọi là “Mang Lào” được coi đã bị tuyệt chủng gần 100 năm nay. Bên cạnh đó, KBTTN còn phân bố đa dạng các loài thủy sinh, đã xác định được 69 loài cá thuộc 17 họ, 6 bộ... Sự gia tăng về số lượng các cá thể về vượn má trắng, voọc xám là sự minh chứng tốt cho nỗ lực quản lý, bảo vệ của KBT cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương...

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc KBTTN Xuân Liên, cho biết: Với tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, KBT đã thực hiện thành công các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tính ĐDSH, như: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây giống giổi ăn hạt, phục vụ trồng rừng cây gỗ lớn, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa”; “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ”; Dự án điều tra bảo tồn các loài cu li (Nycticebusspp), loài vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), các loài khỉ (Macaca), các loài mang (Trachypithecus barbei). Đã ứng dụng hệ thống GPS-Photo Link và trên website của KBT về quản lý cây cổ thụ quý hiếm trong KBT, như: bách xanh, pơmu, samu, dẻ tùng sọc trắng, sến mật. Nghiên cứu, tuyển chọn 3 loài lan quý hiếm có giá trị kinh tế cao để nghiên cứu và tiến hành nhân giống, như: lan hài lông, lan hài vân bắc, lan thủy tiên hường, 1 loài dược liệu na rừng.

Cây samu hàng nghìn năm tuổi ở KBTTN Xuân Liên.

Đặc biệt, với những nỗ lực nghiên cứu, KBT và các nhà khoa học đã xác định được các loài mới, hiện trạng và sinh sống của các quần thể động vật, thực vật quý hiếm có ý nghĩa rất lớn cho Việt Nam và thế giới, như: Loài nấm mộc hương (đã đặt tên khoa học là Aristolochia xuanlienensis) hiện đã gửi đến tạp chí Phytotaxa (SCI-E); đang phân tích AND thuộc chi giác đế-họ na; 3 loài mới chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam, đó là lữ đằng đứng, thủy thảo trắng, song quả lá bắc tím. Cùng với đó, đã xác định có 4 loài khỉ thuộc giống Macaca, 2 loài culi thuộc culi lớn và nhỏ.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, KBT đã ghi nhận 252 loài chim thuộc 55 họ, 17 bộ. Trong đó có 10 loài chim quý hiếm có giá trị bảo tồn, như: gà tiền mặt vàng, vẹt ngực đỏ, hồng hoàng; 5 loài rùa; 5 loài cầy. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động cứu hộ, tái thả các loài động vật. Hiện KBT đã xây dựng nhà điều hành và công trình phụ trợ cứu hộ động vật. Tổ chức cứu hộ, tái thả một số loài như cu-li, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, các loài rùa, trăn gấm, đại bàng, mèo rừng... từ các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh bàn giao.

Cùng với đó, KBT lập được danh mục các loài thực vật, động vật, cây dược liệu, nghiên cứu các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nguồn gen quý cùng các tài nguyên động, thực vật phổ biến; ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý tài nguyên và quan sát động vật hoang dã bằng phần mềm “Smart”, công nghệ GPS trong tuần tra, kiểm tra an ninh rừng.

KBT đã xây dựng thành công nhiều mô hình hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế, như: Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây quế ngọc theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân”; “Phát triển đời sống thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người dân tộc thiểu số tại thôn Vịn, xã Bát Mọt”; các mô hình trồng cây chè vằng, trồng mít ruột đỏ, nuôi vịt bầu cổ xanh... hỗ trợ phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại các bản Vịn, Thanh Xuân thuộc vùng đệm KBT. Hiện nay, các mô hình đã và đang được thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia, nhiều sản phẩm đã được đem ra phục vụ cho thị trường... góp phần nâng cao tính ĐDSH ở KBTTN Xuân Liên.

Để bảo tồn ĐDSH trong thời gian tới, KBTTN Xuân Liên tiếp tục thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, ĐDSH, nguồn gen sinh vật, dự trữ thiên nhiên; đa dạng các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và hoàn thiện công tác điều tra nghiên cứu cơ bản các giải pháp giám sát loài động, thực vật quý hiếm hướng tới phục hồi hệ sinh thái động, thực vật và thảm thực vật rừng. Tăng cường hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm, tổ chức phi Chính phủ trong hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các quy trình sản xuất hướng tới chuỗi giá trị; xây dựng mô hình phát triển kinh tế vùng đệm; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ ĐDSH... Cùng với đó, hiện nay KBTTN Xuân Liên đang xây dựng phương án nâng hạng KBT thành vườn quốc gia.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9315


Các tin khác:
 Hội thảo phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ FSC (15/03/2023)
 Chương trình trồng rừng “Sống khỏe góp xanh cùng Panasonic” chung sức trồng 1 tỷ cây xanh – vì một Việt Nam xanh (02/03/2023)
 Phượng Nghi phát triển kinh tế lâm nghiệp (06/02/2023)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/2023)
 Chi trả dịch vụ môi trường rừng: “Bệ đỡ” giữ vững an ninh rừng tại Khu BTTN Xuân Liên (25/12/2022)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/2022)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/2022)
 Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa thăm và làm việc tại trạm dược liệu, trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam (29/09/2022)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/2022)
 Vườn Quốc gia Bến En tổ chức kiểm tra sát hạch nghiệp vụ đối với lực lượng Kiểm lâm (19/09/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang