Số lượt truy cập
Hôm nay 112782
Hôm qua 58866
Tuần này 276352
Tháng này 3314178
Tất cả 193109762
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 30/03/2023
Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát

Bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Huyện Mường Lát đã thực hiện thành công mô hình Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ tại bản Poom Khuông, xã Tam Chung. Số hộ tham gia: 10 hộ, quy mô: 1000 con, mỗi hộ nuôi 100 con gà mía lai 01 ngày tuổi, các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ gà giống, thức ăn cho gà. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt trung bình 95,8%; trọng lượng xuất chuồng 1,75 – 2,0 kg/con, giá bán tại địa phương là 120.000đ/kg. Tổng số tiền thu về của mỗi hộ trên 20 triệu đồng/5 tháng nuôi, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ cao hơn 6-10% so với nuôi đại trà. 

Xã Tam Chung có 8 bản thuộc vùng cao, vùng sâu biên giới huyện Mường Lát. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 12.150,76 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 95,4%. Toàn xã có 874 hộ, với 4.254 nhân khẩu, hộ nghèo là 474 hộ = 54,23%; hộ cận nghèo 56 hộ = 6.41% (số liệu năm 2021) chủ yếu người dân tộc Mông, trình độ dân trí chưa đồng đều, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, tập quán chăn nuôi  còn lạc hậu với phương thức chăn thả truyền thống, chưa có nhiều tiến bộ kỹ thuật; về kiến thức chăn nuôi mặc dù trong những năm gần đây cũng đã có những thay đổi hơn nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, làm chủ yếu là bằng kinh nghiệm, bằng bắt chước. 

Trước khi tham gia mô hình, các giống gà được người dân đưa vào nuôi chủ yếu là giống địa phương trọng lượng nhỏ, nuôi chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, dẫn đến hiệu quả không cao. Đặc biệt, trong chăn nuôi chưa chú trọng đến công tác tiêm phòng, chưa chủ động trong việc phòng bệnh nên gà thường xuyên bị ốm và tỷ lệ chết cao; thức ăn cho gà chủ yếu là phụ phẩm nông nghiệp, gà tự kiếm ăn nên chưa đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng, vì vậy hiệu quả kinh tế chưa cao. 

Trong thời gian triển khai, do nắm bắt được khó khăn của những hộ nuôi gà (một số hộ không biết tiếng kinh), vì vậy Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường Lát đã cử cán bộ kết hợp với các Trưởng bản chỉ đạo hướng thực hiện. Để chuẩn bị cho công tác nhận gà thì trước tiên bà con được tập huấn kỹ thuật, nhận tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi gà thịt làm cẩm nang tham khảo trong quá trình chăn nuôihướng dẫn cách làm chuồng trại bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: tre, nứa, luồng… chuẩn bị chất độn chuồng chủ yếu là trấu khô, sạch, được phơi nắng để tiêu diệt nấm mốc, thông qua lớp tập huấn cơ bản các hộ đã nắm được kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà ở các giai đoạn, hiểu được tầm quan trọng của công tác tiêm phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại, phát quang bụi rậm khu vực chăn nuôi. Trong thời gian thực hiện đã có sự gắn kết giữa các hộ nuôi gà với cán bộ thú y, khuyến nông viên, đặc biệt là Trưởng bản cùng đồng hành, cùng giúp đỡ và kết nối vì mục đích chăn nuôi gà thành công. Trong thời gian thực hiện khi gà của hộ nào có biểu hiện bị bệnh, thì cùng tập trung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết. Bà con được cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cách thao tác tiêm phòng vacxin, hướng dẫn cách dùng vacxin tại mỗi thời điểm khác nhau; hướng dẫn cho các hộ biết cách chăm sóc, cho gà ăn, uống hợp lý; hướng dẫn hộ dùng men Balasa làm đệm lót đảm bảo chuồng nuôi gà sạch sẽ, khô ráo. Với cách làm trên các hộ đã từng bước tiếp cận được cách làm và thực hiện tốt yêu cầu của mô hình. Trong thời gian nuôi, khi thời tiết ấm áp, khô ráo và trọng lượng gà đạt 0,5- 0,7 kg, các hộ đã thả gà ra vườn, ra đồi cho gà kiếm thêm thức ăn là giun, dế, thức ăn rơi vãi..., khu vực thả gà được quây lưới để quản lý hạn chế thất thoát đầu con do thất lạc hoặc do chuột bắt. Vì vậy tỷ lệ nuôi sống toàn đàn đáp ứng được yêu cầu của mô hình.

Ông Lý Seo Châu - Trưởng bản Poom Khuông chia sẻ: Nuôi gà theo hướng hữu cơ thực hiện tại xã Tam Chung đã được bà con hưởng ứng nhiệt tình, đây là lần đầu tiên thực hiện tại bản Poom Khuông và mô hình đã thành công, tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức của bà con vùng cao, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp sang chăn nuôi tập trung, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thú y, nâng cao kiến thức quản lý trong chăn nuôi của từng hộ gia đình, quá trình thực hiện cho thấy, đây là một mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, mô hình đã được tuyên truyền trên đài phát thanh của xã.

Sau khi bán hết gà của mô hình, các hộ tại bản đang có kế hoạch tiếp tục nuôi gà khi thời tiết ấm áp, dùng số tiền đã bán gà của mô hình để mua gà giống, mua thức ăn, mua thuốc thú y tiếp tục chăn nuôi. 


(Lãnh đạo TT Khuyến nông thăm MH tại xã Tam Chung, Mường Lát)

Nguồn tin: Võ Đình Thanh - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5822


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
 Mô hình liên kết trong sản xuất khoai tây ở Hoằng Đông - Hoằng Hóa (30/11/2022)
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc. (17/11/2022)
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ngạch (Cranoglanis sinensis)  (17/11/2022)
 Một số biện pháp phòng chống sâu, bệnh hại Quế (03/11/2022)
 Phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại huyện Hoằng Hoá (03/11/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang