Số lượt truy cập
Hôm nay 18523
Hôm qua 58866
Tuần này 182093
Tháng này 3219919
Tất cả 193015503
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 18/09/2018
Kỹ thuật úm và chăm sóc gà con

Cùng với đà tăng của mặt hàng thịt lợn, người chăn nuôi gà thả vườn đang rất phấn khởi vì đến thời điểm này, giá gà tăng cao, bà con nông dân có thu nhập khá.Hiện tại, gà bán buôn cho các thương lái tại các trang trại có giá từ 80.000 – 90.000 đồng/kg, tăng từ 30 -40% so với hai, ba tháng trước.Người chăn nuôi cùng chung nhận định, giá gà thả vườn vẫn sẽ còn tăng do thị trường tiêu thụ mạnh kết hợp nguồn cung khan hiếm, nên giá gà có khả năng tăng cao từ nay cho tới cuối năm. Chính vì vậy hiện nay bà con chăn nuôi đang vào đàn để phục vụ thị trường trong dịp tết Nguyên Đán sắp tới.

Để có được thành công và hiệu quả cao trong chăn nuôi gà thả vườn thì cần chú ý trong khâu úm gà con. Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nhất là gia đoạn gà từ 1 – 28 ngày tuổi.Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao. Quy trình úm gà con như sau:

1.Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm

Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45 cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4 m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.

Mật độ chuồng nuôi: Sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.

2.Mật độ úm

Mật độ úm theo bảng sau:

Tuần tuổi

Mật độ úm (con/m2)

Mật độ tối thiểu

Mật độ tối đa

1

30 – 35

30 – 45

2

20 – 25

25 – 30

3

15 – 20

20 – 25

4

12 – 15

15 – 20

 

Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. (nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà).

 

 

 3.Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà

 

Ngày tuổi

Quây úm

Nhiệt độ chuồng sưởi ấm

 

Nhiệt độ nguồn sưởi

Nhiệt độ trong quây

1 – 3

38

28 -29

31 – 33

4 – 7

35

28

31 – 32

8 – 14

32

28

29 – 31

15 – 21

29

28

28 – 29

22 – 28

29

25 – 28

23-28

 

4.Thời gian chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng (w/m2 chuồng) như sau:

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà:

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng hàng ngày

(Giờ)

Cường độ chiếu sáng

(W/ m2)

1 – 2

22

5

3- 4

20

5

5-7

17

5

8-10

14

3

11-13

11

3

14-28

8

2

 

 

5.Chăm sóc gà con

Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau: 50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch

  • Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.
  • 7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
  • 14 ngày tuổi trộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
  • 21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
  • 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.

Chú ý: 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần.Thức ăn đảo đều, độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.

Nguồn tin: Ths. Lê Trần Thái – Trung tâm NCƯDKHKT chăn nuôi (Chủ nhiệm đề tài)
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20183


Các tin khác:
 Bảo tồn giống bò Vàng Thanh Hóa (03/08/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Xuân Thành, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (23/07/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Phong Lượng, xã Phong Lượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (06/07/2018)
 Bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà (22/05/2018)
 Quản lý giống vật nuôi hiệu quả (22/04/2018)
 Hội nghị triển khai phương án liên kết chăn nuôi, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phục vụ chế biến và xuất khẩu thịt gà. (13/04/2018)
 Hiệu quả từ Dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất chất lượng”tại Thanh Hóa (02/04/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (22/01/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang