Số lượt truy cập
Hôm nay 8941
Hôm qua 58866
Tuần này 172511
Tháng này 3210337
Tất cả 193005921
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 06/03/2023
Để phát huy hiệu quả việc quản lý giống vật nuôi

Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi, ngành nông nghiệp đã tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từng bước kiểm soát nguồn giống, dịch bệnh, quản lý chặt chẽ hoạt động chăn nuôi từ trang trại tới nông hộ, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trang trại chăn nuôi gà của ông Lê Ngọc Tân ở xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1,25 triệu con lợn, đàn gia cầm 24,5 triệu con và tổng đàn trâu, bò khoảng hơn 450 nghìn con. Để duy trì, phát triển tổng đàn vật nuôi, mỗi năm trên địa bàn tỉnh cần khoảng 7,2 triệu con giống gia cầm, gần 300 nghìn con lợn giống để đưa vào nuôi gối đàn. Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi nông hộ còn chiếm số lượng lớn, khoảng 63% tổng đàn lợn và 87,4% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh. Các doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được 70% số lợn giống và khoảng 50% con giống gia cầm. Vì vậy, đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều nhập nguồn giống từ tỉnh ngoài về thông qua việc vận chuyển bằng xe ô tô khách, xe ô tô tải chở hàng... Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, cung ứng giống trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để chọn lọc nên chất lượng giống không đảm bảo. Bên cạnh các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở khu vực miền núi chưa có điều kiện chăn nuôi con giống chất lượng cao, thấy rẻ là mua, nên không ít người mua giống trôi nổi trên thị trường chất lượng gia cầm kém lại chưa được tiêm phòng, việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật trong phối giống nhân tạo còn nhiều hạn chế... Từ đó, dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát, quản lý về chất lượng, dịch bệnh trên con giống của lực lượng chức năng, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Ông Lê Ngọc Tân, chủ trang trại tổng hợp ở xã Xuân Hòa (Như Xuân) cho biết: Trang trại của gia đình tôi luôn duy trì đàn gà khoảng 20 nghìn con/lứa. Tuy nhiên, cơ sở ấp trứng gia cầm giống trên địa bàn tỉnh hầu hết là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thu gom trứng không có sự kiểm soát về chất lượng và dịch bệnh nên tôi đã sử dụng con giống từ cơ sở giống uy tín ở ngoài tỉnh. Con giống nhập về có giấy kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan chuyên môn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định Nguyễn Đăng Ngọc cho biết: Là địa phương phát triển chăn nuôi với số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lớn, huyện đã chỉ đạo các xã tích cực tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn người dân lựa chọn các loại giống vật nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không mua giống vật nuôi trôi nổi trên thị trường. Đồng thời, cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh giống vật nuôi đủ điều kiện, có chất lượng tốt để người dân lựa chọn. Bên cạnh đó, tổ chức cho các hộ kinh doanh giống vật nuôi thực hiện ký cam kết không mua bán, vận chuyển con giống mắc bệnh, con giống từ vùng có dịch, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong trường hợp phát hiện con giống có dấu hiệu bị bệnh, chết, các hộ chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đến năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu nâng tổng đàn gia cầm lên 26 triệu con, số lượng con giống đáp ứng 60% nhu cầu sản xuất; đối với đàn lợn duy trì tổng đàn 1,2 triệu con, phấn đấu cung cấp con giống đạt 70% trở lên... Để kiểm soát, quản lý nguồn giống vật nuôi nhằm kiểm soát dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã và đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật ra, vào địa bàn. Theo đó, năm 2022 đã thực hiện kiểm dịch được khoảng 3,5 triệu con gia cầm giống được vận chuyển ra ngoài tỉnh, 9,5 triệu con gia cầm giống tại các đầu mối giao thông. Đơn vị cũng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như buôn bán, vận chuyển không có hồ sơ kiểm dịch vận chuyển hoặc có nhưng không hợp lệ, vận chuyển giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng, đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo quy định. Tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đầu tư xây dựng nhà máy ứng dụng công nghệ cao nuôi và khai thác đàn giống ông, bà với số lượng khoảng hơn 10 nghìn con giống như tại Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Tập đoàn Mavin... Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng khoa học trong phát triển nguồn giống, như thụ tinh nhân tạo, lưu trữ, bảo vệ nguồn gen. Đối với những hộ chủ động được con giống, cần chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi theo phương pháp sinh học, tiêm phòng vắc xin định kỳ...

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9030


Các tin khác:
 Yên Định phát triển trang trại chăn nuôi gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường (06/02/2023)
 Đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán (25/12/2022)
 Khẩn cấp tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người (07/11/2022)
 Hội nghị giao ban công tác tiêm phòng Đợt 2 năm 2022 với 06 huyện miền núi (ngày 24/9/2022) (28/09/2022)
 Vươn lên phát triển kinh tế từ mô hình trang trại (07/09/2022)
 Buổi làm việc của Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cùng với Công ty TNHH MTV Avac Việt Nam (04/08/2022)
 Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững (25/07/2022)
 Hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ (15/07/2022)
 Hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi (27/06/2022)
 Tập huấn huấn phổ biến các quy định của Pháp luật về hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2022 (27/06/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang