Số lượt truy cập
Hôm nay 29007
Hôm qua 58866
Tuần này 192577
Tháng này 3230403
Tất cả 193025988
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 05/03/2023
Vùng tre luồng lớn nhất Việt Nam vẫn chưa được khai thác hiệu quả

Trong khuôn khổ hội nghị xây dựng mô hình chuỗi giá trị tre, luồng theo hướng phát triển bền vững tại tỉnh Thanh Hóa, các đại biểu đều cho rằng: Dù có tiềm năng lớn trong phát triển tre, luồng, nhưng tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa khai thác hết các thế mạnh từ cây trồng chủ lực này, thu nhập của người dân trồng luồng vẫn còn thấp.

Công nhân nhà máy chế biến tre luồng của Công ty CP Baboo King Vina (Lang Chánh) vận hành sản xuất.

Giá trị tre luồng còn thấp

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích rừng luồng lớn nhất cả nước với hơn 78.000 ha, chiếm khoảng 50% tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh. Những năm qua, cây luồng được xem là loài cây “xóa đói, giảm nghèo” của người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân. Bình quân mỗi năm tỉnh cung cấp 60 triệu cây (tương đương 1,6 triệu tấn nguyên liệu) và 80.000 tấn nguyên liệu khác phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Rừng luồng tại xã Ái Thượng (Bá Thước).

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành lâm nghiệp, thu nhập bình quân hằng năm của các hộ trồng luồng tại Thanh Hóa chỉ đạt đạt 7 - 9 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình khai thác cả luồng non (tuổi 1 và 2) là cây chủ yếu sinh măng, làm giảm số lượng cây luồng/bụi. Cường độ khai thác quá mức làm cho khoảng 46,2% diện tích rừng luồng trên địa bàn tỉnh đang bị thoái hóa.

Ông Vi Hồng Nghị ở xã Tân Phúc (Lang Chánh) cho biết: Gia đình ông có 10 ha trồng luồng. Phần lớn là luồng thuần và được khai thác liên tục trong nhiều năm, sâu bệnh phát triển mạnh, năng suất và chất lượng giảm đi rõ rệt. Hằng năm, cây luồng cho gia đình ông thu nhập khoảng 10 triệu đồng/ha. Ông và các hộ khác ở địa phương chủ yếu trồng luồng theo phương pháp truyền thống, nên năng suất thấp, giá thành không ổn định và thường xuyên bị thương lái ép giá.

Người dân xã Ái Thượng (Bá Thước) thu hoạch luồng trồng.

Huyện Bá Thước có diện tích rừng luồng lên tới 11.097 ha, tập trung ở các xã Thiết Ống, Văn Nho, Điền Trung, Thiết Kế, Ái Thượng, Điền Quang… Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước Lê Quang Huy, trong quá trình sản xuất chưa có sự liên kết sản phẩm theo chuỗi giá trị giữa người trồng luồng với các doanh nghiệp. Vì vậy giá trị sản xuất cây luồng chưa cao (khoảng 20 triệu đồng/ha), giá cả thường lên xuống bấp bênh, không ổn định.

Trên địa bàn huyện chưa có các nhà máy chế biến sâu tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như tre, luồng ép khối, đồ thủ công mỹ nghệ từ tre luồng. Diện tích phục tráng rừng luồng còn ít, mới được 3.350/11.000 ha, chiếm 30,5%. Đường lâm sinh được đầu tư để phục vụ sản xuất của Nhân dân còn hạn chế vì vậy chi phí khai tháng luồng còn cao.

Tại các xã trồng luồng của huyện Bá Thước chưa thành lập được HTX thu mua nguyên liệu mà chỉ thông qua một số đầu mối để tập kết bán cho thương lái. Ngoài ra, chưa có diện tích rừng luồng xây dựng được chứng chỉ rừng bền vững (FSC) để nâng cao giá trị cây luồng.

Hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất tre luồng chưa phát triển

Hiện trên địa bàn các huyện miền núi có 57 cơ sở chế biến tre luồng, mỗi năm tiêu thụ 27 triệu cây, 36.000 tấn nguyên liệu khác, chiếm 45% sản lượng, điển hình như: Công ty CP mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH VIBABO Thường Xuân, Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bamboo Vina Hà Trung, Công ty TNHH tre Xứ Thanh, Công ty xuất khẩu Phương Đông, Công ty CP Ngọc Sơn, Công ty TNHH Sàn tre Việt Linh...

Cơ sở sản xuất đũa tre tại huyện Bá Thước.

55% sản lượng tre luồng còn lại được tiêu thụ qua 50 cơ sở nhỏ lẻ trong tỉnh, sản xuất sản phẩm thô (tăm đũa, vàng mã,...) và một số cơ sở chế biến ở tỉnh ngoài.

Mặc dù vậy, việc liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất tre luồng ở các huyện miền núi chưa nhiều. Hiện mới chỉ có 2 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cấp chứng chỉ FSC cho rừng tre, luồng với 5.414,6 ha. Trong đó, Công ty CP Ngọc Sơn với nhóm hộ huyện Quan Sơn, diện tích 3.045 ha rừng luồng, vầu; Công ty CP BWG Mai Châu với 545 hộ huyện Quan Hóa, diện tích 2.369,6 ha rừng luồng.

Qua đó cho thấy, hình thức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất chưa phát triển, các nhà máy chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu. Tỷ lệ nguyên liệu được các nhà máy đưa vào chế biến còn thấp (ước đạt khoảng 40%), chủ yếu là tiêu thụ ở dạng nguyên liệu thô, sản phẩm chế biến mới chỉ ở dạng sơ chế, nên giá trị sản xuất thấp và gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Nhà máy chế biến luồng của Công ty CP Baboo King Vina (Lang Chánh) bắt đầu thu mua nguyên liệu sản xuất.

Để phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất tre luồng, huyện Lang Chánh đã thu hút được Công ty Bamboo King Vina đầu tư nhà máy tre luồng công nghệ cao với công suất 1.500 tấn/ngày. Dự kiến nhà máy khánh thành vào tháng 5-2023. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động trực tiếp và hàng chục nghìn lao động gián tiếp trong và ngoài địa phương...

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Baboo King Vina Hồ Thị Quý cho biết: Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy liên kết giữa nhà nông, HTX, chính quyền, nhà khoa học và doanh nghiệp. Nhằm ổn định vùng nguyên liệu, công ty sẽ kết nối để hỗ trợ, đào tạo, tư vấn kỹ thuật cho HTX và hộ dân trồng luồng trong việc ươm giống, trồng mới, chăm sóc và khai thác… phấn đấu tăng thu nhập cho nguời dân từ 20 triệu lên 100 triệu đồng/ha. Đồng thời, có kế hoạch điều tiết và thu mua nguyên liệu từ người dân, cung ứng cho nhà máy.


Rừng luồng của người dân xã Phú Xuân (Quan Hóa).

Nhằm nâng cao giá trị, thúc đẩy sự phát triển cây tre, luồng tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có tại các huyện miền núi của tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường cho biết: Thời gian tới đơn vị phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, các địa phương, Công ty CP Bamboo King Vina xây dựng mô hình phát triển tre luồng tại huyện Lang Chánh theo chuỗi giá trị để nhân rộng. Đồng thời, ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phục tráng rừng luồng, đẩy mạnh phát triển vùng thâm canh luồng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng luồng và thúc đẩy việc cấp chứng chỉ rừng FSC, gắn chế biến với xuất khẩu. Các địa phương trồng luồng có kế hoạch tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghiệp hiện đại, sản xuất quy mô lớn, chế biến sâu, gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế việc chế biến thô giá trị thấp.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9772


Các tin khác:
 Bảo đảm nguồn rau, quả an toàn sau tết (06/02/2023)
 Hội nghị triển khai hợp tác liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây xoài, cây chanh leo (lạc tiên) trên địa bàn tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo (27/12/2022)
 Hội nghị triển khai hợp tác liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây cải củ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo (27/12/2022)
 Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh (25/12/2022)
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/2022)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/2022)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/2022)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/2022)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/2022)
 Mô hình trồng hoa tập trung ở xã Yên Trường (13/03/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang