Số lượt truy cập
Hôm nay 57411
Hôm qua 39190
Tuần này 162115
Tháng này 3199941
Tất cả 192995525
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 25/12/2022
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh

Những năm qua, tỉnh ta đã và đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng cao; gắn với hình thành các chuỗi giá trị trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nông dân thị trấn Thiệu Hóa chăm sóc dưa trồng trong nhà lưới

Chỉ tính riêng năm 2022, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao được nhân rộng, như lúa - cá ở huyện Hà Trung 35 ha, lúa - rươi ở các huyện Nông Cống, Quảng Xương 8 ha, lúa hữu cơ các huyện Yên Định, Nông Cống 20 ha, bưởi hữu cơ huyện Yên Định 12 ha, cam hữu cơ huyện Thạch Thành 45 ha; phát triển các sản phẩm lúa nếp đặc sản mang giá trị cao khoảng 5.000 ha. Thu hút 5 dự án chăn nuôi lợn và gà công nghệ cao, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng, quy mô 10.800 lợn nái, 48.000 lợn thịt/năm, 96.000 lợn con/năm, 1,45 triệu con gà thịt. Đến nay diện tích rừng được cấp chứng chỉ FEC đạt 25.394,95 ha tại 7 huyện (Thạch Thành, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy), với sự tham gia liên kết của 4.136 hộ... Tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 xây dựng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, trong đó, vùng lúa gạo 75.000 ha, vùng cây ăn quả tập trung 18.000 ha, vùng ngô 20.000 ha, vùng rau 14.300 ha, vùng mía nguyên liệu 16.500 ha, vùng cây gai xanh 6.500 ha. Đồng thời, phát triển chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao trên các đối tượng, như bò thịt 120.000 con, bò sữa 50.000 con, lợn 1,54 triệu con, gia cầm 13 triệu con. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao 700 ha, sản lượng 20.000 tấn. Diện tích rừng gỗ trồng sản xuất 125.000 ha, trong đó, rừng trồng gỗ lớn 56.000 ha và có ít nhất 90% diện tích rừng được trồng từ giống cây đã được công nhận, năng suất rừng trồng thâm canh trung bình 20m3/ha/năm...

Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh ta xác định đối tượng cây trồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất. Công nghệ ứng dụng trong sản xuất lúa gạo tập trung vào 2 nhóm đối tượng là sản xuất lúa giống, sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao. Vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, tổ chức sản xuất các loại cây có múi (cam, bưởi, chanh leo), xoài, dứa, ổi, vải, thanh long, chuối. Thực hiện sản xuất theo quy trình công nghệ cao và hướng công nghệ cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ VietGAP trở lên. Vùng rau an toàn, tiếp tục mở rộng diện tích được ứng dụng công nghệ cao trên diện tích đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch, tập trung vào các đối tượng rau có thị trường lớn và tiềm năng xuất khẩu, như cải bó xôi, đậu tương rau, ớt, dưa các loại, khoai tây... Vùng mía nguyên liệu, tập trung ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, sản lượng mía, đáp ứng cho 2 nhà máy đường trong tỉnh hoạt động bảo đảm thời gian (100 - 110 ngày ép/niên vụ) và công suất thiết kế. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây gai xanh nguyên liệu, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng gai, bảo đảm nguyên liệu cho Nhà máy Sợi dệt An Phước.

Các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò thịt, dê) và con nuôi đặc sản (vịt Cổ Lũng, vịt bầu cổ xanh, lợn mán, gà đồi...), từng bước hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi tập trung an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường gắn với cơ sở, nhà máy giết mổ, chế biến, chế biến sâu và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Các huyện đồng bằng, giảm chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ và trang trại quy mô nhỏ trong khu dân cư; phát triển hợp lý các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tập trung xa khu dân cư. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ phát triển thủy sản, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng trọng điểm trong tỉnh. Xây dựng vùng sản xuất gỗ lớn có quy mô hàng hóa tập trung, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu; phát triển các mặt hàng sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao và bền vững, như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ.

Đi đôi với đó, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác truyền thông thông tin, đồng thời, tổ chức các phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh, các chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả; từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo động lực cho doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của mỗi địa phương. Tập trung tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường; ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc triển khai các biện pháp kỹ thuật cao và quản lý các vùng sản xuất, theo từng đối tượng cây trồng, vật nuôi. Thiết lập và quản lý mã vùng trồng, vùng nuôi, vùng khai thác phù hợp với các quy định, hàng rào kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu của từng nước khác nhau, bảo đảm điều kiện và tạo cơ hội để nông sản của tỉnh mở rộng, phát triển thị trường xuất khẩu và nội địa. Phát triển doanh nghiệp và HTX, đổi mới phương thức sản xuất, hình thành chuỗi giá trị. Tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng phát triển hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Rà soát các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, như tiếp cận đất đai, đổi mới khoa học - công nghệ, liên kết, tiêu thụ sản phẩm... tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp và doanh nhân phát triển... Đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm của Thanh Hóa đến các kênh phân phối, nhằm mở rộng thị trường, nâng tầm giá trị, từng bước tiếp cận với nền tảng thương mại số, hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời, tạo thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với các nước (CPTPP, EVFTA...) để khai thác và phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 10860


Các tin khác:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/2022)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/2022)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/2022)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/2022)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/2022)
 Mô hình trồng hoa tập trung ở xã Yên Trường (13/03/2022)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/2021)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/2021)
 Triển khai phương án trồng trọt năm 2022 (10/11/2021)
 Tạo trợ lực để ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (28/10/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang