Số lượt truy cập
Hôm nay 4140
Hôm qua 58866
Tuần này 167710
Tháng này 3205536
Tất cả 193001120
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 13/09/2021
Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn - giải pháp tái cơ cấu đầu tư ngành lâm nghiệp

Tại mô hình chuyển hóa 15 ha gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn (xã Xuân Thái, huyện Như Thanh) của 5 hộ nhận khoán đất lâm nghiệp, anh Vũ Ngọc Thuật, chia sẻ: Toàn bộ diện tích rừng này được trồng từ năm 2014. Các hộ được Chi cục Kiểm lâm hỗ trợ phân bón, Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng mô hình chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn. Anh Thuật nhẩm tính: “5 năm tới là giai đoạn rừng keo của gia đình tăng sinh khối nhanh, năng suất bình quân đạt khoảng 20m3/ha/năm và doanh thu bình quân đạt từ 300 đến 350 triệu đồng/ha, cao gấp từ 2 đến 2,5 lần so với kinh doanh gỗ nhỏ”.

Trong những năm gần đây, phong trào trồng rừng sản xuất tại khu vực miền núi tỉnh ta phát triển, bước đầu giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai xây dựng hàng chục mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn các huyện Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành,... Qua theo dõi đánh giá của các cơ quan chuyên môn cho thấy rừng trồng gỗ lớn đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất vào giai đoạn từ 10 đến 12 năm tuổi. Mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ lớn tổng trữ lượng rừng bình quân dự kiến đạt 180 - 240m3/ha, doanh thu bình quân đạt khoảng 300 - 350 triệu đồng/ha/chu kỳ. Trong khi đó, gỗ nhỏ làm nguyên liệu giấy khoảng 1,1 triệu đồng/tấn, bình quân đạt từ 120 - 140 triệu đồng/ha/2 chu kỳ gỗ nhỏ. Trên cùng diện tích rừng việc chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn kéo dài thêm khoảng từ 5 - 7 năm nhưng giá trị kinh tế cao hơn gấp 2 đến 2,5 lần so với việc thực hiện liên tục 2 chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ. Ngoài ra, kinh doanh gỗ lớn giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng, góp phần giảm xói mòn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu...

Mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn tại xã Xuân Thái (Như Thanh).

Đến tháng 9-2021, Thanh Hóa đã có tổng diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn 56.000 ha. Các loài cây trồng chủ yếu là keo tai tượng Úc, trẩu, xoan ta, lim xanh, lát hoa,... đã và đang được chăm sóc, bảo vệ, phát triển tốt. Nhờ tích cực trồng và bảo vệ rừng, người dân trong vùng có thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống; nhiều hộ trong vùng đã đầu tư xây dựng mô hình trang trại nông - lâm kết hợp, cho thu nhập khá cao.

Tuy nhiên, phát triển rừng gỗ lớn với quy mô lớn tại Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình như khu vực miền núi hạ tầng giao thông xuống cấp, cản trở việc thu hút vốn đầu tư. Chu kỳ kinh doanh dài, vốn đầu tư lớn nên chỉ những hộ có đủ vốn, diện tích lớn mới có điều kiện phát triển rừng gỗ lớn. Thực tế việc tuyển chọn các loài cây thích hợp cho mỗi vùng sinh thái khác nhau còn nghèo nàn và đơn điệu. Hiện tại, keo tai tượng vẫn là loài cây chủ lực được lựa chọn với tỷ lệ trồng khoảng 70% diện tích, còn lại một số loài như xoan ta, mỡ, lát hoa, lim xanh, sao đen... Số cơ sở chế biến sản phẩm gỗ tinh chưa nhiều, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng chưa cao, công nghệ chế biến còn lạc hậu và chậm được chuyển đổi. Thiên tai bão lũ, khô hạn kéo dài... tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thiệt cho người làm nghề rừng.

Với mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn với quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch cho đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản; tuyên truyền, vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tham mưu xây dựng, bố trí quỹ đất phát triển vùng kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn; quy định tiêu chuẩn chất lượng cây giống trồng gỗ lớn; xác định cơ cấu cây trồng gỗ lớn. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy chế biến, xuất khẩu, hội nhập sâu vào thị trường lâm sản quốc tế, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 8.000 ha rừng gỗ trồng đã được Tổ chức Quản lý rừng bền vững quốc tế (GFA) cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, góp phần nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp. Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế HTX sản xuất lâm nghiệp, tạo điều kiện về thể chế để nông dân, hộ gia đình liên kết cùng doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông - lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm. Triển khai thực hiện các mô hình kinh doanh rừng bền vững hỗn giao giữa cây gỗ lớn với các loài cây chu kỳ kinh doanh ngắn để đảm bảo thu nhập trước mắt cho chủ rừng.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 35293


Các tin khác:
 Phát triển rừng luồng thâm canh (03/07/2021)
 Thành lập BQL Dự án “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học” (01/07/2021)
 Tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa nắng nóng 2021 (01/06/2021)
 Huyện Mường Lát nỗ lực quản lý, bảo vệ rừng (31/05/2021)
 Tăng cường các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (31/05/2021)
 Hạt Kiểm lâm TP Thanh Hóa: Tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản (02/05/2021)
 Bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở huyện Lang Chánh (26/04/2021)
 Thanh Hóa: trên 19.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC (22/04/2021)
 Phát triển vùng nguyên liệu tre, luồng gắn với chế biến (05/04/2021)
 Bảo vệ an toàn rừng đặc dụng vùng giáp ranh trên địa bàn huyện Thạch Thành (31/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang