Số lượt truy cập
Hôm nay 26403
Hôm qua 39190
Tuần này 131107
Tháng này 3168933
Tất cả 192964517
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 07/05/2021
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe dự thảo chương trình, đề án về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Chiều 6-5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo, thảo luận và cho ý kiến vào một số dự thảo đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Các chương trình, đề án gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; cơ chế, chính sác phát triển nông nghiệp, NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Dự thảo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó, chương trình đã xây dựng mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM cho giai đoạn 2021-2025 đạt độ tăng trưởng bình quân hàng năm 3% trở lên; sản lượng lương thực có đạt hàng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%...

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Dự thảo chương trình định hướng phát triển nông nghiệp theo vùng: Miền núi, đồng bằng, ven biển; định hướng phát triển theo các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Trên cơ sở xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển, chương trình đã xây dựng 8 nhóm giải pháp phát triển.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh trình bày dự thảo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhấn mạnh: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, giai đoạn 2021-2025 có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới. Do đó, việc xây dựng và thực hiện chương trình là cần thiết và cấp bách.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung của dự thảo chương trình, trong đó lưu ý một số điểm cần bổ sung, như: Cần đánh giá sát thực trạng đối tượng cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn qua, trong đó nên rõ lợi thế cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển. Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình, định hướng phù hợp; đồng thời hoạch định các giải pháp phát triển đồng bộ, hiệu quả trong giai đoạn tới.


Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội nghị

Tiếp đó, hội nghị đã nghe đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày Dự thảo đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Dự thảo đề án xác định 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: Gạo; rau, quả; mía đường; cây thức ăn chăn nuôi; ngô; cây gai xanh; thịt và trứng gia cầm; bò sữa và các sản phẩm từ sữa; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và các sản phẩm từ tre, luồng; tôm; sản phẩm hải sản khai thác xa bờ và ngao... Trên cơ sở đó, đặt ra các mục tiêu về diện tích, sản lượng, chế biến, thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Để đạt được mục tiêu phát triển, dự thảo đề án xây dựng 4 nhóm giải pháp chính, như: Nhóm giải pháp đầu vào, nhóm giải pháp đầu ra, nhóm giải pháp bảo vệ môi trường và nhóm giải pháp về nguồn vốn và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực.


Phó Giám đốc Sở Tài chính tham gia thảo luận tại hội nghị

Kết luận vào nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thống nhất với việc xác định 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tuy nhiên, đơn vị xây dựng, soạn thảo dự thảo đề án cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện số liệu về diện tích, sản lượng và mục tiêu phát triển của một số sản phẩm để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương và sát với thực tế. Việc hoàn thiện Dự thảo đề án này cần bám sát vào chương trình phát triển nông nghiệp và NTM giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời lưu ý chiến lược, giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực cần gắn với vùng sản xuất tập trung, theo chuỗi giá trị; quan tâm thực hiện nhóm giải pháp cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực.


Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Dự thảo đề án sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý và phạm vi xây dựng đề án. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách của giai đoạn 2016-2020, Dự thảo đề án xây dựng 5 nhóm với 19 cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, góp ý vào Dự thảo đề án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, làm rõ 19 chính sách đã xây dựng trong dự thảo đề án. Xác định rõ chính sách nào cũ, có hiệu quả, còn có tính thời sự thì tiếp tục bổ sung đưa vào thực hiện trong giai đoạn tới.

Đối với chính sách mới cần xây dựng dựa trên sự cần thiết và xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất tiếp tục thực hiện chính sách cũ đang phát huy hiệu quả thiết thực trong quá trình phát triển nông nghiệp. Đồng thời, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung thêm một số nội dung cần hỗ trợ, như: Bổ sung chính sách phát triển hạ tầng trong xây dựng NTM; chính sách phát triển sản phẩm OCOP; bổ sung cây lâm nghiệp, hoa công nghệ cao, thiết bị tàu cá, hỗ trợ cơ sở chế biến rau, quả. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công thương hoàn thiện dự thảo đề án để báo cáo UBND tỉnh trong kỳ họp tới.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20898


Các tin khác:
 Cụm thi đua số 5 Công đoàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động thi đua (26/04/2021)
 Công đoàn Ngành NN&PTNT phát động hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2021 (16/04/2021)
 Cần có cách làm sáng tạo, hiệu quả hơn để thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới (15/04/2021)
 Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng có mức giá mua dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản tại các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (14/04/2021)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh và triển khai các biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò và bệnh khảm trên cây sắn ở 11 huyện miền núi (08/04/2021)
 Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp (29/03/2021)
 Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại lưu vực sông Mã (28/03/2021)
 Công nhân, viên chức, lao động Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng (25/03/2021)
 Huyện Yên Định cần quyết liệt triển khai, thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò (22/03/2021)
 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (16/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang