Số lượt truy cập
Hôm nay 16604
Hôm qua 58866
Tuần này 180174
Tháng này 3218000
Tất cả 193013584
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 06/08/2017
Bàn giải pháp phát triển mía đường trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Để tiếp tục thực hiện chương trình “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững đối với ngành sản xuất mía đường trên địa bàn tỉnh”; Ngày 4/8/2017, tại Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương, đơn vị, các doanh nghiệp mía đường tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp phát triển mía đường trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh”.

Sau khi tham quan mô hình cánh đồng mía lớn cơ giới hóa đồng bộ trên 33 ha tại xã Xuân Bái (huyện Thọ Xuân), tham quan quy trình nhân giống mía bằng nuôi cấy mô và khu công nghệ cao tại Công ty CP mía đường Lam sơn, các đại biểu tập trung về hội trường và tiến hành nghị sự: Đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị, Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cp mía đường Lam Sơn, tới dự còn có trên 200 đại biểu của các sở, ban ngành cấp tỉnh, đại diện của 17 huyện, thị xã trồng mía, các hợp tác xã, các chủ hợp đồng và hộ trồng mía tiêu biểu, các công ty mía đường, công ty công nông nghiệp và một số cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh đưa tin về hội nghị.

Các đại biểu đóng góp ý kiến tìm ra nguyên nhân cơ bản diện tích, năng suất giảm, không đạt kế hoạch đề ra, đó là: diện tích manh mún, còn nhiều diện tích mía trên đồi cao nên rất khó khăn cho cơ giới hóa, nhất là khâu làm đất sâu, chăm sóc và thu hoạch; giống mía kém chất lượng, thoái hóa; cơ cấu giống chưa phù hợp; tỷ lệ diện tích được tích tụ ruộng đất còn ít và nhiều bất cập; thời gian cho thuê cho tích tụ ruộng đất quá ngắn,… do vậy các chủ trang trại không dám đầu tư  cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện,…; cơ chế chính sách tái cơ cấu về tích tụ đất, xây dựng cánh đồng lớn do yêu cầu tiêu chí cao, nên khó áp dụng trong sản xuất; một số nhu cầu cần đầu tư như máy làm đất sâu, công suất lớn, máy chăm sóc mía,…đòi hỏi vốn lớn nhưng chưa có chính sách, ….; đồng thời một số đại biểu là chủ hợp đồng, hộ trồng mía và doanh nghiệp cũng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất mía nguyên liệu có năng suất 100-120 tấn/ha, lợi nhuận từ 70-80 triệu/ha trở lên là hoàn toàn khả thi, muốn vậy cần phải tích tụ ruộng đất để đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạ giá thành và tăng hiệu quả kinh tế, như giống mới, nhất là giống được nhân từ nuôi cấy mô, cơ giới hóa khâu làm đất sâu 40-45 cm, cơ giới hóa khâu chăm sóc và thu hoạch,… Sau ý kiến của các đại biểu; Hội nghị đi đến thống nhất: Phấn đấu đến 2020 diện tích toàn tỉnh 25,8 nghìn ha, năng suất bình quân trên 90 tấn/ha, chữ đường 12CCS, cần tiến hành một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục thực hiện việc trồng mía theo quy hoạch đã được phê duyệt; chuyển diện tích mía trên đồi cao sang trồng cây lâm nghiệp và cây trồng khác phù hợp; chuyển diện tích cây trồng trên đất ruộng, đất bãi không chủ động tưới tiêu, hiệu quả thấp sang trồng mía tập trung, thâm canh, tăng năng suất, chất lượng;

Hai là, cần phải thay đổi bộ giống mía, đến năm 2020 toàn tỉnh phải được trồng mới bằng bộ giống mới, được nhân từ vụ giống mía vụ hè thu, đặc biệt là giống được nhân từ nuôi cấy mô.

Ba là, từ năm 2018, cần rà soát lại chính sách đã ban hành phục vụ chương trình tái cơ cấu, đối với chính sách có hiệu quả cần tiếp tục phát huy, đối với chính sách không hiệu quả cần có đề xuất bổ sung chính sách mới, trong đó tập trung chính sách cho tích tụ ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu lớn;

Bốn là, cần phải thay đổi cách suy nghĩ, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ không hiệu quả chuyển sang tập trung tích tụ ruộng đất bằng các hình thức góp đất, liên kết, cho thuê, cho mượn, đóng cổ phần vào hợp tác xã,…để hình thành cánh đồng mẫu lớn./.

Nguồn tin: Phòng Trồng trọt
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25135


Các tin khác:
 Kinh nghiệm trồng cà hiệu quả (12/12/2016)
 Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng (24/11/2016)
 Hướng dẫn kỹ thuật diệt chuột (12/11/2016)
 Để sản xuất vụ mía 2016-2017 ở Thanh Hóa đạt năng suất cao (16/08/2016)
 Cách khắc phục lúa đổ rạp mùa mưa bão (28/07/2016)
 Đoàn công tác Cục Bảo vệ Thực vật làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và kiểm tra tình hình thực hiện công tác BVTV tại một số địa phương trong tỉnh  (20/07/2016)
 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Mùa (15/07/2016)
 Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (08/07/2016)
 Cách tăng năng suất cây lạc (01/07/2016)
 Sử dụng phân bón trong mùa mưa (04/05/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang