Số lượt truy cập
Hôm nay 8071
Hôm qua 58866
Tuần này 171641
Tháng này 3209467
Tất cả 193005051
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 25/08/2017
Tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh vụ Mùa 2017

          Qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT cho thấy, đến nay diện tích lúa đã trỗ trên địa bàn tỉnh đạt 40-50%, các huyện trọng điểm lúa đã trỗ trên 80-95% như Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Yên Định, Nông Cống, Đông Sơn,…; diện tích lúa còn lại đang có đòng già, cây ngô đang trong thời kỳ thâm râu, chín sáp; cây mía đang trong thời kỳ vươn lóng,… nhìn chung cây lúa và hoa màu sinh trưởng, phát triển tốt, tình hình sâu bệnh gây hại đã được phòng trừ kịp thời; tuy nhiên do ảnh hưởng của bão số 2 và điều kiện thời tiết bất thường, đồng thời thời đây cũng là thời kỳ cây lúa, hoa màu rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh gây hại, và có nguy cơ gia tăng mạnh từ nay đến cuối vụ như: bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bọ hung đen, rệp xơ bông trắng hại mía, sâu đục bắp, rệp hại cờ ngô, bệnh đen lép hạt,…Để sản xuất vụ Mùa 2017 có hiệu quả, các địa phương và bà con nông dân cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

          Đảm bảo đủ nguồn nước và dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn làm đòng trỗ bông; ngừng bón phân đạm và phun phân bón lá khi cây lúa, hoa màu đã và đang bị nhiễm sâu, bệnh; tận dụng mọi nguồn nước để tưới và giữ ẩm cho mía và hoa màu đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt;

          Tập trung kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, không để phát sinh thành dịch, triển khai thực hiện phòng trừ theo nguyên tắc 4 đúng, trong đó chú trọng một số đối tượng gây hại chính:

Sâu cuốn lá nhỏ:khi thấy mật độ sâu trên 20 con/m2 cần tiến hành xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất như Indoxacarb; Chlorantraniliprole; Chlorfluazuron,… phun khi sâu đang độ tuổi 1,2 và dung một số thuốc đặc hiệu như: Virtarko 40WG, Clever (150SC, 300WG), Takumi 20WG…;

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:khi mật độ rầy 1.500 con/m2 trở lên (giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông), phun bằng các loại thuốc có hoạt chất có tính nội hấp, lưu dẫn như: Pymetrozin; Lambda-cyhalothrin+thiamethoxa; Acetamiprid + Imidachoprid; Clothianidin,… khi mật độ rầy từ 750 con/m2 trở lên (giai đoạn trỗ bông-phơi màu) cần tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất tiếp xúc như Fenobucarb, Nitenpyram; Buprofezin,…kiểm tra mật độ rầy, nếu mật độ cao quá ngưỡng cần phun lại lần 2 sau 3-5 ngày (cần rẽ lúa thành luống rộng 0,8-1m và phun đều vào gốc lúa, chỉ phun khi ruộng lúa có nước). Đặc biệt trên những chân ruộng xuất hiện bệnh lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá nếu phát hiện rầy cần phun trừ triệt để và nhổ bỏ, chôn lấp những cây, khóm bị bệnh để tránh lây lan.

Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:bệnh thường phát sinh gây hại mạnh ở những chân ruộng lúa thơm, lúa thuần và lúa lai có bản lá rộng, ruộng bón không cân đối, thừa đạm,..bệnh phát sinh rất nhanh sau các trận mưa bão, nếu phát hiện bệnh tuyệt đối không bón phân đạm hay phun chất kích thích sinh trưởng, cần điều tiết nước hợp lý, đồng thời sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Oxolinic; Bismerthiazol; Kasugamycin,… như một số loại thuốc hoá học: Aliette 800WG, Kasumin 2L, Xanthomix 20WP, Sasa 20WP, Sansai 200WP,…theo khuyến cáo ngành BVTV và hướng dẫn trên bao bì, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh, phun lại lần 2 sau phun 3-5 ngày.

Bệnh đen lép hạt: thường gặp trên những trà lúa trỗ gặp mưa, trỗ không thoát,… cần phun phòng bằng các loại thuốc Tilt Super 300EC; Nativo 750WG; Superone 300WWP, Bump gold 80WWP,…

Rệp cờ hại ngô:sử dụng các loại thuốc Ari mec (36EC, 45EC), Dibamec 3.6EC,..

Rệp xơ bông trắng hại mía:làm cỏ, bóc và cắt lá già cho ruộng mía thông thoáng; diệt triệt để không để lây lan bằng thuốc hóa học: tre bon 10EC, Supracide 40EC,…

Nguồn tin: Phòng Trồng trọt
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 26263


Các tin khác:
 Bàn giải pháp phát triển mía đường trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (06/08/2017)
 Kinh nghiệm trồng cà hiệu quả (12/12/2016)
 Biện pháp phòng chống rét cho cây trồng (24/11/2016)
 Hướng dẫn kỹ thuật diệt chuột (12/11/2016)
 Để sản xuất vụ mía 2016-2017 ở Thanh Hóa đạt năng suất cao (16/08/2016)
 Cách khắc phục lúa đổ rạp mùa mưa bão (28/07/2016)
 Đoàn công tác Cục Bảo vệ Thực vật làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và kiểm tra tình hình thực hiện công tác BVTV tại một số địa phương trong tỉnh  (20/07/2016)
 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Mùa (15/07/2016)
 Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (08/07/2016)
 Cách tăng năng suất cây lạc (01/07/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang