Số lượt truy cập
Hôm nay 35262
Hôm qua 58866
Tuần này 198832
Tháng này 3236658
Tất cả 193032242
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 04/05/2016
Sử dụng phân bón trong mùa mưa

Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, đây là thời điểm sản xuất vụ hè thu và thu đông. Do nhiều trở ngại về thời tiết, khí hậu nên năng suất 2 vụ này thường không được cao. Bài viết hướng dẫn cách sử dụng phân bón cho cây trồng trong mùa mưa đem lại năng suất cao.

 Tuy nhiên, việc sử dụng thừa phân có thể không cải thiện sản lượng mà ngược lại còn gây tác động xấu đến cây, môi trường và gia tăng kinh phí đầu tư.

Mùa mưa, khó khăn và hướng giải quyết

Mùa mưa, trời thường âm u, nhiều mây, thời gian chiếu sáng cũng như cường độ ánh sáng mặt trời thấp hơn mùa khô, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng quang hợp làm cho cây trồng giảm sút về mặt sinh trưởng, thân lá bé hơn nên năng suất vụ HT và TĐ luôn thấp hơn vụ ĐX, vụ có thời gian chiếu sáng dài hơn, cường độ bức xạ cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn.

Do sinh trưởng mạnh hơn nên cây trồng vụ ĐX cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn vụ HT và TĐ. Vì thế lượng phân bón cũng phải điều chỉnh theo xu hướng thấp hơn. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng dưỡng chất cần bổ sung cho đất sẽ bằng với lượng cây đã sử dụng.

Việc đưa vào đất lượng phân mà cây không hấp thu ngoài làm lãng phí tiền bạc còn có thể gây ngộ độc thừa cho cây và ô nhiễm môi trường.

Một vấn đề khác, thời tiết mùa mưa liên tục xảy ra giông, sấm sét nên sẽ có một lượng đạm không nhỏ được hình thành từ Nitơ, không khí rơi xuống đồng ruộng, bởi vậy yếu tố cần điều chỉnh đầu tiên là phân đạm.

Ngoài vấn đề về ánh sáng, quang hợp thì việc đất ẩm ướt dẫn đến đất bị bão hòa nước, lượng oxy trong đất thấp làm hệ rễ của cây phát triển kém, rễ non dễ bị rụng cũng làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.

Phân sau khi được bón vào đất thường không tan ngay mà cần một thời gian nhất định, sẽ bị thất thoát do rửa trôi nhiều nếu gặp mưa lớn tràn bờ; do đó trong mùa này nông dân cần chú ý thời tiết trước khi bón, nên bón vào buổi sáng để tránh mưa vào buổi chiều.

Để hạn chế thất thoát qua rửa trôi thì phương pháp bón đóng phần rất quan trọng. Đối với lúa, mực nước khi bón phân nên để nước xăm xắp mặt ruộng khoảng 2 cm, tạo điều kiện hòa tan phân nhanh chóng, dễ dàng để hấp thu vào trong đất, cây trồng sẽ sử dụng từ từ.

Với cây ăn trái có thể đào rãnh xung quanh gốc cây và lấp đất lại sau khi bón phân vào rãnh. Bên cạnh đó, chia phân làm các lượng nhỏ để bổ sung vào nhiều thời điểm cũng phần nào giảm bớt rửa trôi so với việc sử dụng lượng lớn một lúc.

Đi kèm với mưa luôn sẽ có gió, tác nhân chính gây nên đổ ngã cây. Nếu như với gió gây ra bởi bão hay lốc xoáy với sức gió mạnh hầu như bất khả kháng thì với những cơn gió bình thường đi kèm với mưa thì người nông dân hoàn toàn có thể chủ động để giảm tác động đến cây lúa.

Sử dụng giống ngắn ngày và chiều cao cây thấp là ưu tiên hàng đầu để tránh bão, thu hoạch trước khi thời điểm hay có bão đến, và giảm ảnh hưởng của gió. Bón phân phù hợp cũng đem lại những hiệu quả nhất định, cần giảm lượng đạm để cây trồng không phát triển chiều cao cây quá mức và tăng cường kali để chắc cây, phát triển rễ, bám chắc vào đất.

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25222


Các tin khác:
 Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016 (30/03/2016)
 Quy trình tạm thời phòng chống sâu đục thân hại mía (30/03/2016)
 Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành đợt 1 năm 2016 (30/03/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa Xuân năm 2016 (21/03/2016)
 Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất vụ xuân 2016 (15/03/2016)
 Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2016 (15/03/2016)
 Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía, đường. (17/12/2015)
 Chủ động chăm sóc và phòng chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão (15/12/2015)
 Hội nghị triển khai Kế hoạch đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Sơ kết công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015 và Công tác sản xuất rau an toàn. (30/11/2015)
 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá sản xuất Hoa ly phục vụ Tết Bính Thân 2016 (17/11/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang