Thực hiện Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Mường lát giai đoạn 2011-2015. Bình quân, mỗi năm huyện Mường Lát phải trồng mới gần 5.000 ha rừng sản xuất; năm 2012, đã trồng được 2.456 ha; năm 2013 đang trồng 4.000 ha.
Tuy nhiên, sau 02 năm thực hiện công tác trồng rừng, đang đặt ra những bất cập trong phát triển trồng rừng và chăn nuôi theo phương thức thả rông lâu nay. Một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc thả rông ngoài rừng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ rừng trồng của các hộ trồng rừng.
Trong thực tế, nhiều địa phương trên địa bàn miền núi của tỉnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học về trồng cỏ, chăn nuôi bò hàng hóa, xây dựng các mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi bò đã và đang phát triển ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, vươn tới làm giàu chính đáng.
Nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò gắn với phát triển rừng, đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát xác định là một hướng đi chủ yếu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở huyện; phát huy được lợi thế vùng núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 42 người/km2; trồng rừng và trồng cỏ cho phát triển chăn nuôi gia súc là tiềm năng, thế mạnh hiện nay.
Chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ (thả rông) sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát bằng hình thức bán chăn thả của hộ gia đình, cùngvới phát triển trồng rừng, tận dụng trồng xen cỏ và trồng cỏ trên các diện tích đất khác chủ động thức ăn cho đàn gia súc vào mùa khô, mùa rét, đang là một bước đi, quá trình chuyển đổi nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng núi huyện Mường Lát.
Xuất phát từ thực tế trên, Ban chỉ đạo phát triển KT-XH huyện Mường Lát được chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh giao triển khai thực hiện Dự án KHCN xây dựng mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản bán chăn thả tại huyện Mường Lát”, thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2014 (02 năm), với mục tiêu giúp cho các hộ gia đình chăn nuôi dần thay đổi nhận thức, chuyển đổi phương thức chăn nuôi lạc hậu hiệu quả thấp và đây cũng là một giải pháp cơ bản thực hiện các Quyết định: 2772/QĐ-UBND; 3242/QĐ-UBND;1897/QĐ-UBNDcủa UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát, đến năm 2015, phát triển trồng được 648 ha cỏ để làm cơ sở cho phát triển đàn bòtừ 9.342 con lên 12.000 con vào năm 2015.
Từ tháng 9/2012 đến nay, tuy thời gian chưa nhiều, điều kiện nguồn vốn sự nghiệp khoa học cấp còn chậm, kinh phí chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ chủ yếu, nhưng với tinh thần chủ động, vận động các hộ tham gia mô hình…; Ban quản lý dự án đã tổ chức triển khai và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khoa học đã đề ra, cụ thể:
- Thành lập và phân công các thành viên trong Ban quản lý dự án; lựa chọn 06 hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình tại 03 xã (Tén Tằn, Nhi Sơn, Trung Lý).
- Tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản cho 250 học viên là khuyến nông viên, trưởng bản và các hộ nông dân trên địa bàn;
- Tuyển chọn được 47 bò cái nền đạt tiêu chuẩn tại 06 hộ tham gia dự án; vận động 06 hộ xây dựng được 06 chuồng nuôi bán kiên cố đảm bảo vệ sinh, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông với diện tích 40m2/chuồng;
- Mua giống cỏ VA06 trồng được 3,6ha (0,6ha/hộ) theo đúng yêu cầu kỹ thuật; đã mua và cấp cho 06 hộ tham gia 10 bò cái lai (có 25% máu Brahmam) và 03 bò đực giống Brahmam (50% máu Brahmam); đang tiến hành mua 06 máy băm thái cỏ cấp cho 6 hộ trong chế biến thức ăn cho đàn bò;
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các chỉ tiêu theo dõi về năng suất cỏ VA06, tình trạng đàn bò, chu kỳ động dục, cho phối, tiêm phòng và tẩy giun sán cho đàn bò. Đến nay, đã có khoảng 24 con bò có chửa, nghi có chửa, dự kiến sau 7 - 9 tháng tới sẽ đẻ. Năng suất cỏ thu hoạch 03 đợt đã đạt gần 150 tấn/ha, đủ cho đàn bò của hộ gia đình ăn từ tháng 3 đến nay.
Thời gian tới, Ban quản lý dự án, đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn 06 hộ gia đình tham gia mô hình thực hiện kỹ thuật chăm sóc đàn bò cái có chửa, kỹ thuật chế biến, dự trữ cỏ, rơm rạ cho đàn bò ăn trong mùa đông, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh LMLM, THT, tẩy giun sán… Tăng cường công tác theo dõi, nghi chép, các chỉ tiêu đã đề ra, nghi hình, tổng hợp các dữ liệu phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng mô hình, tuyên truyền tập huấn các kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình trong vùng dự án; khuyến cáo các hộ gia đình khác tham quan mô hình./.
Một số hình ảnh:




