Số lượt truy cập
Hôm nay 11805
Hôm qua 58866
Tuần này 175375
Tháng này 3213201
Tất cả 193008785
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 06/08/2013
Hoạt động Khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và PTNT 6 tháng đầu năm; Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013

6 tháng đầu năm 2013, các đơn vị trực thuộc Sở đã triển khai thực hiện 33 đề tài/dự án cấp tỉnh, trong đó có 11 đề tài mới được phê duyệt năm 2013; 22 đề tài/dự án thực hiện chuyển tiếp từ năm 2012 và 03 đề tài/dự án đã thực hiện xong, đang tiến hành nghiệm thu kết quả. Tổng kinh phí thực hiện 80,328 triệu đồng.

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KH&CN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

I. Những kết quả đạt được.

1. Hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ.

1.1. Công tác tổ chức Hội đồng KHCN.

Hội đồng Khoa học & công nghệ và các Tổ khoa học chuyên ngành được thành lập theo Quyết định số 116/QĐ-SNN&PTNT, ngày 16/02/2011 và Kiện toàn; bổ sung tổ chức hoạt động theo Quyết định 605/QĐ-SNN&PTNT ngày 31/7/2012, QĐ 136/QĐ-SNN&PTNT ngày 01/3/2013. Hoạt động của Hội đồng và các Tổ khoa học chuyên ngành được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động đã ban hành theo Quyết định số 120/QĐ-SNN&PTNT, ngày 18/02/2011.

Nét đổi mới trong phương thức hoạt động tư vấn của Hội đồng là nâng cao vai trò các tổ khoa học chuyên ngành của Hội đồng, trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng với việc đẩy mạnh hoạt động KH&CN của ngành và lĩnh vực chuyên môn do mình phụ trách.

1.2. Công tác tư vấn và tham mưu trong hoạt động KHCN ngành.

Trong 6 tháng đầu  năm 2013, các thành viên trong Hội đồng khoa học công nghệ ngành đã tham gia các hoạt động khoa học công nghệ của ngành rất tích cực, hiệu quả và đạt được kết quả đáng khích lệ như:

- Các Tổ khoa học chuyên ngành đã tổ chức họp, đánh giá và lựa chọn các danh mục đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2014 mang tính cấp thiết, tính mới, tính sáng tạo của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở; cụ thể: 12đề tài/dự án cấp Nhà nước, 20 đề tài/dự án cấp tỉnh, 9 đề tài/dự án về Bảo tồn quỹ gen; 06đề tài/dự án cấp Nhà nước thuộc các Chương trình quốc gia. Các đề tài/dự án đang được Sở Khoa học và công nghệ xét duyệt.

- Thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu 02 đề tài, dự án cấp cơ sở và đã  ban hành Quyết định công nhận kết quả thực hiện 01dự án.

- Tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Luật Khoa học công nghệ; kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 46/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động thực hiện NQ 20 của Hội nghị lần thứ 6 BCH TƯ Đảng khoá XI; đề án Bảo tồn nguồn gen; đề cương "Quy hoạch phát triển các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020".

2. Kết quả thực hiện các đề tài/dự án.

2.1. Nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở.

2.1.1. Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật.

- Năm 2013, bằng nguồn kính phí hỗ trợ ngân sách của tỉnh (2.276 triệu đồng), Trung tâm Nghiên cứu ƯDKHKT giống cây trồng nông nghiệp đã triển khai một số đề tài nghiên cứu, tuyển chọn được một số dòng lúa lai F1, lúa thuần chất lượng phục vụ nhu cầu giống trong tỉnh. Cụ thể:

+ Lai tạo đánh giá tuyển chọn các tổ hợp lúa lai mới:đã chọn tạo được một số giống lúa lai 2 dòng, giống lúa thuần chất lượng có triển vọng trên mạng lưới khảo nghiệm quốc gia: giống Thanh ưu 8; Thanh ưu 12; Thanh ưu 18; Thanh ưu 22; TX1A/R838, Thuần việt 1; Thuần việt 2; Thuần việt 7.

+ Nhân dòng bố mẹ lúa lai, sản xuất hạt giống lai F1: đã duy trì, chọn thuần và nhân dòng thành công các dòng bố mẹ lúa lai phục vụ công tác nghiên cứu lai tạo, sản xuất hạt giống bố mẹ. Các dòng bố mẹ hệ ba dòng: Nhị 32A/B, BoA/B và các dòng phục hồi và dòng bố kèm theo; Lúa lai hệ hai dòng: 103S, T1S96, 827S và các dòng thuần khác. Các dòng bố, mẹ đang tập trung nghiên cứu để khai thác sử dụng: TH2A/B, TXA/B, KIM A/B, NhấtA/B, KỳA/B; AMS, 135S, PHS;hoàn thiện được quy trình công nghệ nhân dòng bất dục lúa lai hệ hai dòng (103S, T1S96, 827S) năng suất đạt trung bình 2-3,4 tấn/ha; làm chủ công nghệ sản xuất các tổ hợp lúa lai 3dòng như: Dưu 527, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Bác ưu 903…năng suất đạt từ 1,5-2 tấn/ha; Lúa lai hệ hai dòng VL20, TH3-3, TH3-4, Thanh ưu 3 năng suất đạt 2,5-3,4 tấn/ha.

-Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ sâu bọ que hại luồng tại Thanh Hóá", do Chi cục Bảo vệ thực vật chủ trì thực hiện. đã được Hội đồng khoa học cấp cơ sở tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài và đánh giá đạt loại Khá.

2.1.2. Lĩnh vực chăn nuôi, thú y

 Dự án “Xây dựng mô hình nuôi Gà dưới tán rừng Luồng tại các bản vùng đệm khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu tỉnh Thanh Hóa” do Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu chủ trì thực hiện. Dự án đã được Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt công nhận kết quả thực hiện dự án.

2.1.3. Lĩnh vực lâm nghiệp

- “Ứng dụng GPS và các công cụ phần mềm khác để xây dựng bộ bản đồ quản lý các khu vực trọng điểm cháy rừng phục vụ có hiệu quả công tác QLBVR, PCCCR trên địa bàn toàn tỉnh”: đã xây dựng xong bản đồ quản lý PCCC rừng.

- “Ứng dụng GPS để quản lý cây quý hiếm tại Phường Hàm Rồng - TP. Thanh Hóa, Núi Trường Lệ - TX. Sầm Sơn và hỗ trợ thực hiện công tác trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh”: đã đưa phần mềm vào ứng dụng để quản lý cây quý, hiếm qua GPS và hỗ trợ trồng rừng.

- “Ứng dụng khoa học công nghệ chuyển bản đồ hiện trạng rừng lên định vị toàn cầu (GPS) phục vụ công tác QLBV&PTR, PCCCR”: đã triển khai ứng dụng tại 11/27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

2.2. Nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh.

6 tháng đầu năm 2013, các đơn vị đang triển khai thực hiện 33 đề tài/dự án cấp tỉnh, trong đó có 11 đề tài mới được phê duyệt năm 2013; 22 đề tài/dự án thực hiện chuyển tiếp từ năm 2012 và 03 đề tài/dự án đã thực hiện xong, đang tiến hành nghiệm thu kết quả. Tổng kinh phí thực hiện 80,328 triệu đồng.

- Lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, các nhiệm vụ KH&CN tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng trừ sâu, bệnh hại nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng với điều kiện biến đổi khí hậu; Lai tạo, tuyển chọn giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt. Bên cạnh đó, còn chú trọng nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp đem lại hiệu quả cao, là những mô hình điểm để từ đó nhân rộng trong sản xuất, đời sống.

- Lĩnh vực Thuỷ sản: Các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực thuỷ sản chủ yếu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã được nghiên cứu thành công từ các Viện nghiên cứu thuỷ sản, góp phần đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản đặc biệt là các các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá Hồi Vân, cá Chình. Chủ động nguồn giống thủy sản như Ngao Bến tre, cua Xanh, cá Lóc, cá Chẽm. Ngoài ra lĩnh vực thủy sản bước đầu đã có những nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Lĩnh vực chăn nuôi:“Ứng dụng KHCN trong việc sử dụng phụ phẩm ngành trồng trọt phối chế làm thức ăn trong chăn nuôi bò tại Thanh Hóa”:đề tài triển khai tại huyện Yên Định, bước đầu đã điều tra, khảo sát nguồn phế phụ phẩm trồng trọt; chọn địa điểm, hộ chăn nuôi tham gia; ký Hợp đồng mua máy ép rơm.

- Lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm lâm: tập trung chủ yếu nghiên cứu các giải pháp bảo tồn nguồn gen một số loài cây quý hiếm và điều tra lập danh lục các loài động, thực vật tại các Khu Bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia Bến En. Trong đó, đề tài“Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến mật (Madhuca pasquieri) tại Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa”: bước đầu đã phân tích một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất dưới tán rừng; điều tra 1.000 cây Sến mật đủtiêu chuẩn làm cây mẹ; theo dõi chu kỳ ra hao, kết quả của cây Sến mật; chuẩn bị vật tư, vật liệu phục vụ công tác sản xuất cây giống; lập 03 ô thí nghiệm điều khiển diễn thế Lim-Sến; lập hồ sơ thiết kế Sến mật dưới các tán che khác nhau.

3. Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ.

Ngoài nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở, cấp tỉnh, một số đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp bộ ở các lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp và đạt được những kết quả bước đầu rất khả quan, là cơ sở để đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất.

- “Sản xuất thử nghiệm giống lúa lai 2 dòng Thanh ưu 4 tại tỉnh Thanh Hóa:Dự án bước đầu đã xác định được các thông số kỹ thuật phục vụ phát triển tổ hợp Thanh ưu 4 đạt năng suất và hiệu quả cao

- “Nghiên cứu sản xuất tinh trâu đông lạnh cọng rạ phục vụ công tác cải tạo giống trâu Việt Nam”: đề tài đang tiến hành khảo sát địa điểm, chọn trâu cái.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi Nhím, nhân giống cây lâm nghiệp và trồng rừng thâm canh phục vụ phát triển ổn định kinh tế - xã hội vùng đệm Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa, được Khu Bảo tồn TN Xuân Liên chuyển giao 11 quy trình kỹ thuật; đào tạo 05 cán bộ kỹ thuật cơ sở; tập huấn cho 160 hộ gia đình; xây dựng 01 vườn ươm cây giống (2.200m2), chiết 10.000 gốc Luồng, sản xuất 8 vạn Keo hom, 4.000 cây Trám ghép; trồng 10 ha Luồng, 15 ha Keo úc, 5 ha Trám ghép và cấp 18 đôi Nhím sinh sản, 19 đôi Nhím thương phẩm. Đề tài chuẩn bị các bước nghiệm thu cấp Bộ

-“Bảo tồn đa dạng các hệ sinh thái rừng Việt Nam”:dự án đã tiến hành 02 hội nghị cấp thôn (bản); thu thập cơ sở dữ liệu xây dựng phần mềm MIST

4. Hoạt động KHCN trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Các phòng, ban và một số đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đã áp dụng Quy trình ISO9001-2008 trong tất cả các lĩnh vực của ngành quản lý. Ngày 23/3/2013 Sở Nông nghiệp và PTNT đã được Tổng cục Tiểu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấp chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn Việt nam ISO9001-2008. Nhìn chung, công tác triển khai Quy trình ISO trong quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp đã thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

- Hoàn thiện và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc theo quy trình khép kín (văn bản đến và đi) trong tất cả các đơn vị thuộc Sở. Thực hiện áp dụng phần mềm về quản lý công tác cán bộ; phần mềm về báo cáo nhanh và đang được triển khai áp dụng.

5. Hoạt động ký kết, hợp tác

Ngoài triển khai thực hiện các đề tài/dự án cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Nhà nước, một số đơn vị đã chủ động phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu, Tổ chức phi Chính phủ (GIZ) thực hiện các chương trình, dự án như:

-  Phối hợp với các tình nguyện viên tổ chức điều tra, bảo tồn các loài chim tại khu bảo tồn; xây dựng khu cứu hộ động vật hoang dã có diện tích 40ha.

- Triển khai các lớp tập huấn, ứng dụng thiết bị máy móc trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (ứng dụng GPS trong công tác tuần tra rừng, điều tra giám sát thú).

- Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gia cầm và sản xuất.

II. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

1. Tồn tại, hạn chế

- Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật của ngành từ kỹ sư trở lên khá đông (toàn ngành hiện có 04 người có trình độ tiến sĩ, 89 thạc sĩ; 1.759 đại học), tuy nhiên cán bộ tham gia công tác khoa học của các đơn vị quản lý rất ít và không chuyên sâu. Bên cạnh các đơn vị nhiệt tình tham gia các hoạt động KHCN vẫn còn một số đơn vị, cá nhân chưa coi trọng công tác KHCN.

 - Hàng năm, các đề tài/dự án do các đơn vị đề xuất tương đối nhiều, tuy nhiên số lượng danh mục được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện thì rất hạn chế.

-Các đề tài/dự án KHCN sau khi nghiệm thu đạt kết quả khá trở lên chưa được quan tâm đúng mức; nhiều đề tài chưa đề xuất tổ chức triển khai sản xuất thử, nhân rộng mô hình.

-Hoạt động của Hội đồng KHCN ngành chưa được triển khai thường xuyên, công tác tư vấn, lựa chọn danh mục đề tài/dự án hàng năm chủ yếu xin ý kiến trực tiếp của các thành viên Hội đồng.

2. Nguyên nhân.

- Một số đề tài/dự án KHCN đề xuất chưa đảm bảo yêu cầu về tính bức xúc, tính mới, tính sáng tạo; nội dung các đề tài/dự án chưa tập trung đầu tư nghiên cứu nên hàm lượng khoa học chưa cao.

- Kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh hàng năm hạn chế, chỉ tập trung thực hiện một số đề tài trọng điểm mang tính cấp bách.

- Các đơn vị hoạt động khoa học công nghệ thiếu tính chủ động trong công tác phối hợp, đấu mối với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các tổ chức hoạt động khoa học ngoài tỉnh, Sở, ngành liên quan trong công tác tìm nguồn vốn thực hiện các đề tài/dự án cũng như ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.

Phần thhai

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

1. Tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung đề tài/dự án đang triển khai; Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài/dự án kết thúc năm 2013.

2. Triển khai thực hiện Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 46/NQ-CP ngày 29/3/2013 củaChính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

3. Tiếp tục gắn công tác chuyên môn với công tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở  chịu trách nhiệm về năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN lĩnh vực phụ trách; đồng thời, tham gia chỉ đạo thực hiện đối với các đề tài, dự án KHCN được giao, đánh giá sơ, tổng kết kịp thời các đề tài, dự án để nhân rộng mô hình sau khi đề tài, dự án nghiệm thu.

4. Tăng cường, chủ động hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện các đề tài/dự án; ứng dụng các tiến bộ KHKT về giống cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

5. Xây dựng các thuyết minh đề tài/dự án liên quan đã được lựa chọn để thực hiện trong năm 2014.

6. Các đơn vị tích cực tham gia phong trào Sáng kiến kỹ thuật; triển khai các đề tài/dự án cấp cơ sở.

7. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực nguồn lực tham gia hoạt động nghiên cứu KHCN theo từng lĩnh vực./.

Nguồn tin: Văn phòng
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 47878


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/2022)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đi kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại các huyện Yên Định và Hậu Lộc (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thăm, gặp mặt đầu xuân tại Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa (08/02/2022)
 Đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác gặp mặt đầu xuân tại Sở Nông nghiệp và PTNT (07/02/2022)
 Thông báo tuyển dụng viên chức cho các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 2021 (18/01/2022)
 "Tết sum vầy - Xuân bình an" cho đoàn viên, người lao động (13/01/2022)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 (10/01/2022)
 Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác (07/01/2022)
 Năm 2022, Thanh Hoá phấn đấu trồng mới 1.000 ha cây gai xanh nguyên liệu (28/12/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang