Số lượt truy cập
Hôm nay 31282
Hôm qua 39190
Tuần này 135986
Tháng này 3173812
Tất cả 192969396
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 16/08/2022
Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi

Thời gian qua, các địa phương ở khu vực miền núi đã tích cực tích tụ, tập trung đất đai, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa... xây dựng các vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng nông sản, thay đổi tư duy sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân

Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Để xây dựng vùng lúa chất lượng cao, huyện Thường Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình cấy lúa cải tiến, sử dụng kỹ thuật mới để người dân so sánh với cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Đồng thời, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân từ khâu chọn giống, kỹ thuật cấy lúa, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng, bảo đảm tưới tiêu khoa học, cung cấp, điều tiết nước theo thời điểm sinh trưởng đối với từng loại giống khác nhau... Nhất là hiện nay, huyện đã triển khai sản xuất theo hướng hữu cơ có nhiều ưu điểm, như hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, tận dụng phế thải nông nghiệp ủ phân hữu cơ để giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, cải tạo đất phục vụ sản xuất lâu dài. Toàn huyện đã xây dựng được vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, với diện tích khoảng 200 ha, sử dụng các giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng, địa hình của địa phương, như BC15, TBR225, VNR20... Các xã có diện tích sản xuất tập trung lớn, như Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng... năng suất lúa bình quân khoảng 58 tạ/ha.

Từ năm 2012, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo nền tảng cho sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn, huyện Như Xuân đã định hướng xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung có diện tích từ 5 đến 10 ha, từ đó làm cơ sở để xây dựng vùng thâm canh lúa có quy mô lớn. Tại các vùng thâm canh lúa, do được gieo cấy bằng các giống lúa lai năng suất cao, sử dụng phân viên nén dúi sâu và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả trong quá trình sản xuất đã và đang được khẳng định, như: giảm chi phí trong quá trình chăm sóc, diện tích trồng lúa được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối trong suốt quá trình sinh trưởng, giảm tình trạng sâu bệnh; năng suất lúa cao hơn khoảng 25 đến 30% so với diện tích sản xuất theo phương thức truyền thống.

Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao được các địa phương miền núi thực hiện từ năm 2012; nhiều huyện đã có chính sách hỗ trợ, khuyến khích và đề ra mục tiêu, định hướng phát triển cho vùng lúa thâm canh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Đồng thời, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, như giống lúa mới, cày sâu, bón vôi, sử dụng các loại phân viên nén, đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho diện tích sản xuất lúa. Có thể nói, nhờ có các chính sách khuyến khích, định hướng cụ thể và thực hiện đồng bộ các giải pháp, nên nhiều huyện miền núi đã xây dựng thành công vùng thâm canh lúa tập trung, quy mô lớn, như Như Thanh 2.850 ha, Thạch Thành hơn 2.000 ha, Cẩm Thủy 1.700 ha, Bá Thước 1.700 ha, Như Xuân 1.400 ha, Lang Chánh 250 ha... Năng suất trung bình cao hơn khoảng 20% so với những diện tích lúa được sản xuất theo phương thức truyền thống.

Việc xây dựng vùng thâm canh lúa ở các huyện miền núi không những nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho các hộ dân, mà còn góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ canh tác cho người dân, thông qua việc đưa các loại giống mới vào gieo cấy, sử dụng các loại phân hữu cơ, phân viên nén và áp dụng cơ giới hóa vào quá trình sản xuất. Vì vậy, để tiếp tục phát triển vùng thâm canh lúa, các địa phương miền núi đang tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân đóng góp nhân lực, vật lực trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc các hộ dân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; tiếp tục thực hiện tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện thuận lợi để đưa máy móc vào phục vụ sản xuất. Trên những vùng sản xuất lúa, ưu tiên xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng... bảo đảm yêu cầu tưới, tiêu khoa học, đưa các giống lúa lai, lúa thuần mới đạt năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22034


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)
 Hội nghị Triển khai Quyết định số 2933/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua giống ngô, khoai tây gieo trồng vụ Đông 2014-2015 (17/09/14)


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp PTNT: Nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá” (28/06/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang