Số lượt truy cập
Hôm nay 29884
Hôm qua 58866
Tuần này 193454
Tháng này 3231280
Tất cả 193026864
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 26/04/2021
Kết quả bước đầu tích tụ, tập trung đất đai

Cánh đồng rộng 18 ha của 60 hộ dân xã Thọ Lâm (Thọ Xuân) từng bị bỏ hoang nhiều năm vì là vùng chiêm trũng, khó canh tác. Năm 2017, được UBND xã khuyến khích, ông Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Lâm đã đi đến từng hộ dân đặt vấn đề để thuê lại diện tích trên phần ruộng trũng thấp để tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đa số các hộ dân ủng hộ, nên quá trình tích tụ, tập trung đất đai của ông được thực hiện khá thuận lợi. Chỉ trong thời gian ngắn, ông đã tích tụ, tập trung được toàn bộ cánh đồng chiêm trũng rộng 18 ha của xã. Ông Cường nạo vét đất, be bờ, cải tạo khu đồng, chuyển đổi sang trồng sen và nuôi cá. Việc tích tụ, tập trung đất đai và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang về cho gia đình ông lợi nhuận từ 400 đến 500 triệu đồng/năm.

Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, nhiều năm qua, xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc đã đẩy mạnh thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai, từ đó hình thành, phát triển vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Sau nhiều lần dồn điền, đổi thửa, đến nay, bình quân xã còn gần 2 thửa/hộ. Trên cơ sở đó, xã đã xây dựng được vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; vùng trồng cây rau màu hàng hóa tập trung. Việc tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền xã trong định hướng và chỉ đạo sản xuất, giúp người dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị bình quân trên 1 ha canh tác của xã đạt gần 200 triệu đồng/năm. Cũng nhờ xây dựng được vùng sản xuất tập trung, nên đến vụ sản xuất, cánh đồng trồng rau an toàn của xã luôn là địa điểm thu hút các doanh nghiệp, thương lái về đặt hàng. Hiện có tới 70% diện tích vùng sản xuất rau an toàn của xã được sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thương lái.


Diện tích trồng rau màu tập trung tại xã Phú Lộc (Hậu Lộc).

Sau hơn 2 năm thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được 26.684 ha tại 25 huyện, thị xã, thành phố. Diện tích đất được tích tụ, tập trung này được thực hiện theo 3 hình thức, gồm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc theo hình thức góp vốn liên kết sản xuất bằng quyền sử dụng đất.

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, dù việc tích tụ, tập trung đất đai được thực hiện theo hình thức nào, thì các mô hình, diện tích được tích tụ đều đã và đang chứng minh được hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất; trong đó, trồng trọt tăng từ 1,5 - 1,7 lần, thủy sản tăng 30% so với trước khi tích tụ ruộng đất.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13810


Các tin khác:
 Để cây ăn quả phát triển bền vững: Tiềm năng phát triển cây ăn quả (23/04/2021)
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nhiễm mặn (12/04/2021)
 Thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp (08/04/2021)
 Hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp (31/03/2021)
 Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa (25/03/2021)
 Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hiệu quả (25/03/2021)
 Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (18/03/2021)
 Chăm sóc cây trồng vụ đông xuân (16/03/2021)
 Xây dựng nông nghiệp thành một trụ cột tăng trưởng (12/03/2021)
 Tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp trong vụ đông xuân (10/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang