Số lượt truy cập
Hôm nay 48660
Hôm qua 39190
Tuần này 153364
Tháng này 3191190
Tất cả 192986774
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 26/01/2021
Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM

Năm 2020, kinh tế của huyện Thiệu Hóa liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, hình thành nhiều mô hình, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với liên kết tiêu thụ nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; các xã của huyện có điều kiện huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới (NTM).

Năm 2020, huyện Thiệu Hóa phấn đấu có 100% xã đạt chuẩn NTM, hoàn thành 9 tiêu chí huyện NTM và trình tỉnh thẩm tra công nhận hoàn thành huyện NTM. Để đạt mục tiêu, huyện đã ban hành nhiều chương trình kế hoạch công tác và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các xã xây dựng NTM trên địa bàn. Công tác tuyên truyền về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tiếp tục được huyện triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM. 

Nông dân xã Thiệu Thành chăm sóc dưa.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và xây dựng sản phẩm OCOP, đây là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng của Chương trình xây dựng NTM, yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của địa phương và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Trong năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi được 141,24 ha; các mô hình chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2 đến 3 lần so với canh tác cây lúa. Tích tụ, tập trung đất đai được 360 ha (trong đó có 169 ha sử dụng công nghệ cao trong sản xuất). Sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị tiếp tục được mở rộng, các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm các loại cây trồng, với tổng diện tích liên kết là 1.587 ha. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 20 doanh nghiệp vào trực tiếp liên kết với các HTX và Nhân dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt. Giá trị thu nhập bình quân đạt 130 triệu đồng/ha. Mặc dù thị trường không ổn định, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra nhưng huyện vẫn duy trì 56 trang trại, 292 gia trại chăn nuôi, trong đó 16 trang trại đạt quy định tiêu chí kinh tế trang trại. Đến hết năm 2020, tổng đàn trâu bò 8.972 con, đàn lợn 13.739 con, gia cầm 777.863 con. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai Chương trình OCOP huyện Thiệu Hóa năm 2020; đồng thời, thành lập ban điều hành, hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP. Đi đôi với đó, huyện xác định các sản phẩm nổi bật, như: trống đồng, bánh đa, cơm cháy, trứng... để phát triển thành sản phẩm OCOP... Đến hết năm 2020, toàn huyện đã có 24/24 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: Năm 2021, huyện phấn đấu được Thủ Tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Các xã đã đạt chuẩn NTM duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đến hết năm 2021 bình quân tiêu chí xã NTM nâng cao là 13/15 tiêu chí, trong đó có 1 xã đạt xã NTM nâng cao. Huyện có 2 đến 3 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên.

Để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra, huyện Thiệu Hóa tiếp tục triển khai, tuyên truyền, vận động sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực. Phát động phong trào thi đua “Cả huyện chung sức xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021–2025. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục làm tốt quy hoạch, xây dựng kế hoạch, phương án phát triển sản xuất nông nghiệp sát, đúng với tình hình thực tiễn để đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, tập trung vào việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi ruộng đất theo nhóm hộ để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh việc cải tạo vườn tạp, xây dựng các vườn hộ, tập trung vào một số sản phẩm chủ lực có lợi thế, như: dưa Kim Hoàng hậu... và chú trọng sản xuất trong vườn hộ những loại rau màu, hoa có giá trị kinh tế cao... Quan tâm xây dựng thương hiệu một số sản phẩm chủ lực, thực hiện và phát triển sản phẩm OCOP. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn nhằm tạo sự chuyển biến trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22390


Các tin khác:
 Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Hoằng Hóa – hướng đến sự hài lòng của người dân (11/11/2020)
 Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp – yếu tố quan trọng trong phát triển thương hiệu (15/10/2020)
 Vai trò của kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp (12/10/2020)
 Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp (10/10/2020)
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Kết quả chuyển đổi sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Huyện Như Thanh phát triển các sản phẩm OCOP (09/08/2020)
 Hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác nông nghiệp (08/08/2020)
 Ghi nhận từ những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến (08/07/2020)
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (05/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang