Số lượt truy cập
Hôm nay 258
Hôm qua 58866
Tuần này 163828
Tháng này 3201654
Tất cả 192997238
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 01/07/2020
Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi.

Nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, gây khô hạn nhiều nơi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, bà con nông dân cần tăng cường các biện pháp chống nắng nóng để đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt trong những ngày nắng nóng bằng các biện pháp kỹ thuật sau:

Đối với các loại rau màu: làm khung sau đó dùng tấm lưới đen phủ lên trên làm giàn che để chống nắng, nóng. Những vùng trồng rau thâm canh có thể lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương, hệ thống tưới bằng đầu béc tưới nhẹ nhàng tránh hư rau, nên tưới vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Đối với cây lúa: Cần tận dụng mọi nguồn nhân lực, dùng máy bơm nhỏ cơ động để đưa nước vào ruộng chống hạn. Những diện tích không thể tưới nước, có thể dùng phân bón qua lá, pha vào bình bơm phun ướt đều lên thân lá lúa vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Đối với các loại cây ăn quả: Lắp đặt hệ thống tưới bằng béc hoặc nhỏ giọt cho cây trồng, tưới hàng ngày hoặc 2 ngày tưới một lần. Giai đoạn cây con, có thể làm lưới che để chống nắng nóng, có thể tận dụng cỏ, rơm, rạ, bèo tây, hoặc đắp xung quanh gốc cây để giữ ẩm. 

Trồng dưa trong nhà lưới, kết hợp với hệ thống tưới nước tự động giúp chống nắng nóng hiệu quả.

Đối với vật nuôi: Chuồng nuôi làm nơi thoáng mát, trồng các loại cây dây leo, cây bóng mát xung quanh để chống nắng, chống nóng cho vật nuôi. Lắp đặt hệ thống quạt hút ẩm làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi, tắm nước để chống nóng cho động vật. Lưu ý  đối với đàn trâu, bò, tuyệt đối không nên thả cả ngày, vì trời nắng nóng rất dễ gây cảm nắng cho trâu, bò. Việc chăn thả vào lúc sáng sớm hoặc cuối buổi chiều mát để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và đảm bảo sức khỏe cho con người. Buổi trưa nên cột trâu, bò dưới những tán cây có bóng mát. 

Trong thời gian tới, thời tiết còn diễn biến phức tạp, nắng nóng vẫn tiếp tục xảy ra. Do đó, bà con cần thường xuyên theo dõi thời tiết để có biện pháp xử lý kịp thời, mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối thiểu những thiệt hại do nắng nóng gây ra./.

Nguồn tin: Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16177


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
 Nuôi gà sinh sản - Những điều cần biết (12/06/2020)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (09/06/2020)
 Bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) và biện pháp phòng chống. (09/06/2020)
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa kim hoàng hậu (27/05/2020)
 Phương án sản xuất vụ thu mùa 2020. (20/05/2020)
 Hội thảo nhân rộng mô hình: Thâm canh lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với chuỗi liên kết. (20/05/2020)
 Những mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh (01/05/2020)
 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cá – lúa (22/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang