Số lượt truy cập
Hôm nay 19515
Hôm qua 58866
Tuần này 183085
Tháng này 3220911
Tất cả 193016495
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 27/05/2020
Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa kim hoàng hậu

Giống dưa lê kim hoàng hậu xuất xứ từ Thái Lan, do Công ty TNHH East West Seed (Hai Mũi Tên Đỏ) sản xuất và phân phối. Dưa lê kim hoàng hậu là giống sinh trưởng khỏe, bộ rễ phát triển mạnh, đẻ nhiều nhánh, dễ lấy quả.

Quả dưa lê kim hoàng hậu có hình tròn oval, vỏ trơn màu vàng kim, trông hấp dẫn, to đồng đều, trọng lượng trái: 1,8 - 2,5 kg. Dưa lê kim hoàng hậu có thịt quả màu vàng cam, ăn giòn, thơm ngon, ngọt mát, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Độ đường của dưa từ 16-18%, chất lượng cao nên rất dễ bán và bán được giá cao hơn các loại giống dưa khác. Dưa kim hoàng hậu bảo quản được lâu, đóng gói và vận chuyển dễ dàng.

Những năm gần đây, dưa lê kim hoàng hậu được gieo trồng khá nhiều, chủ yếu theo 2 phương thức: trồng ngoài ruộng và trồng trong nhà lưới. Trong đó, xu thế trồng trong nhà lưới ngày càng được phổ biến, bởi đây là phương thức canh tác mới, có thể bảo vệ cây trồng, chủ động được thời vụ, tránh được những bất lợi về thời tiết, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giảm công lao động. Sản phẩm quả thu được chất lượng cao, đồng đều, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng của hệ thống siêu thị, nhà hàng kinh doanh rau quả.

Thời vụ gieo trồng. Ở miền Bắc có thể trồng được từ vụ Xuân đến vụ Thu Đông ( từ tháng 2 đến cuối tháng 9 dương lịch hàng năm). Thời gian cho thu hoạch sau trồng: 65 - 70 ngày (tùy thời vụ).

1. Xử lý giống:

- Ngâm hạt trong nước ấm 52oC trong thời gian khoảng 4 tiếng (Hai sôi ba lạnh).

- Vớt ra rửa sạch bằng nước ấm.

- Cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-30 tiếng trong bóng tối.

- Kiểm tra hạt nứt nanh đem gieo vào khay ươm.

2. Chuẩn bị giá thể và ươm cây:

Có thể dùng giá thể đã trộn hoặc giá thể xơ dừa.

-  Đối với giá thể xơ dừa: Giá thể bằng xơ dừa ngâm trong nước sạch 2-3 ngày hoặc ngâm trong nước vôi trong khoảng 1-2 ngày sau đó vớt ra để ráo nước.

- Dùng phân bón Novcid 13-40-13 hòa theo tỷ lệ 1 kg/100 lít nước trộn tưới đều với 200 kg giá thể. Nếu không có phân Gatit 12-30-12 có thể dùng phân 13-13-13 đầu trâu hòa theo tỷ lệ trên, sau đó cho xơ dừa vừa xử lý vào khay ươm.

- Tiến hành ươm hạt vào khay ươm sau đó dùng xơ dừa phủ lên hạt 1 lớp khỏng 1 cm, đưa khay ươm vào chỗ tối và giữ ẩm cho khay ươm.

- Kiểm tra khi hạt này mầm lên khỏi mặt đất khỏang 50% tiến hành đưa ra ngoài ánh sáng, tránh để cây lâu trong bóng tối dẫn đến cây bị vóng.

(Lưu ý: Quá trình ươm đề phòng chuột gây hại)

3. Trồng cây:

Cây con sau khi có từ 1-2 lá thật (Mùa hè 8-10 ngày, mừa lạnh 10-12 ngày) thì tiến hành  trồng. Cây trồng yêu cầu phải khỏe và sạch bệnh.

- Mật độ trồng thích hợp cây cách cây là 25 – 30 cm.

- Cây thường được trồng vào buổi chiều mát.

Trồng hai hàng so le nhau, chọc lỗ sâu bằng chiều cao của bầu cây, sau đó thả cây vào lỗ, dùng phân bón chùn quế trộn với trấu, đất cát rắc xung quanh bầu, ấn nhẹ xung quanh để để bầu cây thẳng đứng. Lưu ý: không ấn mạnh làm nén rễ của cây.

4. Chăm sóc:

Dưa lê kim hoàng hậu có bộ rễ phát triển mạnh, sinh trưởng khỏe, đẻ nhiều nhánh. Bởi vậy, sau trồng chỉ khoảng 7 ngày, đã phải tiến hành ghim cây, quấn ngọn. Khi cây đã phát triển khỏe mạnh thông thường cứ cách một ngày thì ta tiến hành quấn ngọn một lần. Chú ý, khi quấn ngọn, phải lựa để phần thân ngọn gần nách lá của cây dưa được tựa vào dây. Tránh kiểu quấn ngọn, mà chỉ phần lá, hoặc nách lá tựa vào dây, thân dưa sẽ không được quấn chặt được vào dây, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và nâng đỡ quả nặng sau này:

Nên kết hợp quấn ngọn với bấm toàn bộ chét ở các nách lá từ lá thứ 1 đến lá thứ 8. Mục đích của bấm các chét là tạo điều kiện cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh có quả, khiến luống dưa thông thoán, quang hợp tốt. Mặt khác, tỉa nhánh sớm để tránh tạo vết thương, hạn chế nhựa cây chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu không bấm ngọn chét kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến việc dẫn truyền chất dinh dưỡng đến các vị trí hoa, ảnh hưởng đến việc kết quả, vết thương tạo ra lớn hơn và có thể làm thất thoát nhựa:

Như vậy, khi tỉa ngắt cho dưa, thì từ lá thứ 9 đến lá thứ 12 không ngắt chét mà để chăm sóc lấy hoa cái thụ phấn. Chọn buổi sáng tiết trời nắng ráo, tiến hành thụ phấn cho dưa. Thời điểm thụ phấn tốt nhất là 6h30 – 9h sáng:

Sau thụ phấn 1 tuần thì ta tiến hành định quả và tỉa những quả không đạt yêu cầu. Thông thường mỗi cây, sẽ để 1 quả có hình dạng đẹp nhất, tỉa bỏ các quả còn lại. Đồng thời với quá trình định quả là tiếp tục quá trình ngắt ngọn và tỉa hết toàn bộ các chồi nách còn lại để ruộng dưa thông thoáng, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Về chế độ tưới nước cho dưa. Khi gieo trồng dưa trong nhà lưới, chủ yếu tưới nhỏ giọt kết hợp bón dinh dưỡng cho cây và tưới phun sương. Để tránh hiện tượng đất quá khô hoặc quá ướt, nên dùng máy đo độ ẩm để cung cấp lượng nước vừa phải, giúp dưa sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh.

Ngoài ra cần chú ý phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh hại dưa như: Sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rầy nhớt, bọ phấn trắng; Bệnh chết cây con, bệnh thối thân, bệnh thán thư, bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh phấn trắng,...

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THU HOẠCH DƯA LÊ KIM HOÀNG HẬU TRONG NHÀ LƯỚI





Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20506


Các tin khác:
 Phương án sản xuất vụ thu mùa 2020. (20/05/2020)
 Hội thảo nhân rộng mô hình: Thâm canh lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với chuỗi liên kết. (20/05/2020)
 Những mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh (01/05/2020)
 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cá – lúa (22/04/2020)
 Một số quy định về an toàn thực phẩm thủy sản. (22/04/2020)
 Hoằng Hóa: Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay điều khiển từ xa (22/04/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ chiêm xuân 2019 – 2020 (17/04/2020)
 Giới thiệu một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi hạn chế ô nhiễm mỗi trường (09/04/2020)
 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản. (07/04/2020)
 Phân vùng khai thác và khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn. (03/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang