Số lượt truy cập
Hôm nay 47316
Hôm qua 39190
Tuần này 152020
Tháng này 3189846
Tất cả 192985430
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 20/02/2019
Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng

1. Chuyển gà lên chuồng đẻ:

- Khi chuyển gà dễ bị stress, vì vậy trước khi chuyển 3 ngày, cho gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống cũng cần cung cấp sẵn trong máng trước khi gà chuyển tới.

- Hai tuần trước khi chuyển chuồng cần điều chỉnh cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ.

- Trong vòng hai tuần trước khi bắt đầu đẻ, gà phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hưởng stress bởi vận chuyển.

- Cố gắng vận chuyển đàn gà cả trống và mái càng nhanh càng tốt và vào thời điểm mát trời, ban đêm.

2. Mật độ:

- Tính chung cho cả đàn gà trống và gà mái cần 3,0-3,5 con/m2 . Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền. Mật độ cao áp dụng trong mùa lạnh khô, nuôi trên sàn.

- Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng.
Nhu cầu máng ăn     Mùa nóng     Mùa lạnh
- Máng dài (cm/con)        12     10
- Máng treo (máng 100 con)     6     5
Nhu cầu máng uống      Mùa nóng     Mùa lạnh
- Máng dài (cm/con)        6     5
- Máng treo (con/máng)      50     70

3. Máng ăn, máng uống:

- Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.

 4. Nước uống

- Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.

Mức độ tiêu thụ nước cho 1000 gà mái đẻ/ngày như sau:

 
5. Thức ăn

- Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.

- Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn. Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
Nhiệt độ (0C)       Tiêu thụ nước (ml)
15 – 21         15 – 21   
21 – 25       400 – 500
27 – 33         500 – 700
> 35      > 700

6. Chăm sóc gà trống:

- Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9.

- Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu, đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ, vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.

7. Ổ đẻ:

- Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ.

Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.

 8. Thu nhặt và bảo quản trứng giống:

- Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất, bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.

 9. Ấp bóng của gà:

- Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà ...


Nguồn tin: Trung tâm NCƯDKHKT Chăn nuôi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20537


Các tin khác:
 Kỹ thuật chăn nuôi lợn sau cai sữa (19/02/2019)
 Chăn nuôi lợn an toàn sinh học - giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững và hiệu quả (16/01/2019)
 Kỹ thuật chăn nuôi gà giống (16/01/2019)
 Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái (10/01/2019)
 Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2018 thực hiện Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm, tỉnh Thanh Hóa (khoản vay bổ sung, vốn vay WB) (02/11/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Minh Sơn, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Hoằng Thắng, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Quảng Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Kỹ thuật úm và chăm sóc gà con (18/09/2018)
 Bảo tồn giống bò Vàng Thanh Hóa (03/08/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang