Số lượt truy cập
Hôm nay 116940
Hôm qua 58866
Tuần này 280510
Tháng này 3318336
Tất cả 193113920
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 30/03/2016
Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016

 

Hiện nay, trà lúa xuân sớm, xuân trung đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ; trà lúa xuân muộn đang trong giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn, trong thời gian tới, thời tiết ấm dần, trời âm u, ẩm độ không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn hại lúa phát sinh gây hại. Đây là loại bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh đạo ôn tồn lưu trong rơm rạ, cây lúa, hạt lúa nhiễm bệnh và một số loài cỏ dại (Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ,...). Bào tử nấm gây bệnh đạo ôn rất nhỏ, phát tán nhờ nước và gió, khi gặp nước đọng trên lá sẽ nảy mầm chui vào mô ký chủ phát triển thành sợi nấm và sau vài ngày thì biểu hiện thành vết bệnh mới. Bệnh thường hại nặng trên những ruộng lúa xanh tốt, bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, trên ruộng cấy các giống nhiễm như: Nếp, BC15, Xi23, X21, KD18, Q5,...

Bệnh đạo ôn có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, chia thành 3 dạng là đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân và đạo ôn cổ bông. Giai đoạn lúa đẻ nhánh, bệnh thường hại trên lá. Với những giống nhiễm, vết bệnh đầu tiên giống vệt dầu nhỏ màu xanh, dần dần phát triển thành hình thoi, rìa màu nâu đỏ, giữa bạc trắng, các vết bệnh này có thể liên kết với nhau thành mảng lớn hình thù không rõ rệt, bị nặng có thể gây lá. Trên các giống kháng, vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu hoặc viền nâu, tâm bạc trắng. Giai đoạn lúa trỗ, bệnh hại trên đốt thân và cổ bông, đặc biệt là trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá. Trên đốt thân, vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vòng tròn bao quanh đốt thân làm thân lúa lõm tóp lại, có màu đen và dễ mục gãy. Trên cổ bông, ở phần cổ bông giáp tai lá, vết bệnh đầu tiên là những điểm nhỏ màu nâu xám, sau to dần bao quanh cổ bông làm cổ bông bị héo; nếu nhiễm bệnh sớm sẽ làm bông lúa bị bạc trắng hoặc lép lửng nhiều; trường hợp nhiễm bệnh muộn hoặc nhiễm nhẹ, cổ bông không bị bệnh nhưng từng gié lúa có thể bị bệnh.

Để hạn chế tác hại của bệnh đạo ôn hại lúa, bà con cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM): Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, thu dọn tàn dư cây trồng, bón cân đối NPK, không bón thừa đạm, thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh sớm và phòng trừ kịp thời. Nếu phát hiện thấy ruộng bị nhiễm bệnh, bà con cần dừng bón các loại phân hóa học và thuốc kích thích sinh trưởng, giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm. Khi tỷ lệ lá bị nhiễm bệnh trên 5%, sử dụng các loại thuốc hóa học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam đăng ký trừ bệnh đạo ôn hại lúa ví dụ như: Katana 20SC; Fu-army 30 WP; Kansui 21,2 WP; Sieubem 777 WP; ... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, chú ý phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá để đạt hiệu quả cao. Đến giai đoạn lúa trỗ, những ruộng bị đạo ôn lá cần phun phòng đạo ôn cổ bông và đốt thân, tốt nhất phun thuốc khi lúa bắt đầu thấp thoi trỗ nếu thời tiết âm u và có mưa ẩm kéo dài.

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28015


Các tin khác:
 Quy trình tạm thời phòng chống sâu đục thân hại mía (30/03/2016)
 Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành đợt 1 năm 2016 (30/03/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa Xuân năm 2016 (21/03/2016)
 Một số vấn đề cần lưu ý trong sản xuất vụ xuân 2016 (15/03/2016)
 Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2016 (15/03/2016)
 Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía, đường. (17/12/2015)
 Chủ động chăm sóc và phòng chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão (15/12/2015)
 Hội nghị triển khai Kế hoạch đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Sơ kết công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015 và Công tác sản xuất rau an toàn. (30/11/2015)
 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá sản xuất Hoa ly phục vụ Tết Bính Thân 2016 (17/11/2015)
 Quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ (12/10/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang