Số lượt truy cập
Hôm nay 31564
Hôm qua 39190
Tuần này 136268
Tháng này 3174094
Tất cả 192969678
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 15/03/2016
Chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2016


  • Trên địa bàn Thanh Hóa trong vài năm gần đây diện tích, mức độ gây hại của chuột trên lúa và các cây trồng có xu hướng tăng cao trên phạm vi toàn tỉnh.
  • Kết quả theo dõi của Chi cục Bảo vệ thực vật về sự phát sinh, gây hại của chuột trên đồng ruộng cho thấy: Năm 2015 chuột phát sinh gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, rau màu,...), phạm vi, mức độ gây hại đều tăng cao so với năm 2014. Riêng trên cây lúa toàn tỉnh có 2.847 ha bị chuột gây hại (tăng 291,1% so với năm 2014) trong đó có hàng trăm ha bị hại nặng và thiệt hại kinh tế do chuột gây ra lên đến hàng chục tỷ đồng. Hiện nay mật độ chuột tồn tại trên đồng ruộng và trong khu vực dân cư vẫn rất cao; mặt khác trong mấy năm gần đây không có lũ lụt trên diện rộng; điều kiện thời tiết vụ Đông xuân 2016 được dự báo hạn và ấm hơn trung bình nhiều năm,... là những điều kiện rất thuận lợi để chuột tích lũy, sinh sản và bùng phát số lượng gây ra thiệt hại nặng trên diện rộng đối với sản xuất nông nghiệp năm 2016.

     

    Để chủ động phòng trừ chuột có hiệu quả thì việc hiểu biết về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái cũng như biện pháp phòng trừ là rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả phòng trừ, ngăn ngừa chuột bùng phát số lượng trên diện rộng. Trong bài viết này chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và đặc điểm gây hại cơ bản của chuột và biện pháp phòng trừ nhằm nâng cao hiệu quả phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất cây trồng nông nghiệp trên địa bàn năm 2016.

     

    Đặc điểm sinh học, sinh thái của chuột: Theo kết quả điều tra, ở Việt Nam hiện có khoảng 30 loài chuột khác nhau. Trong đó nhóm chuột đồng có khoảng 5 – 12 loài gây hại cây trồng trên đồng ruộng. Nhìn chung chuột có sức sinh sản lớn, thời gian sống trung bình kéo dài khoảng 1 năm, trong đó chuột cái sống lâu hơn so với chuột đực. Chuột là loài ăn tạp, đặc trưng cơ bản của chúng là răng cửa phát triển và có xu hướng mọc dài do đó chuột phải cắn phá liên tục để mài răng nên trong nhiều trường hợp chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Vì vậy khi diệt chuột bằng biện pháp bẫy bả cần chú ý sử dụng thay đổi vật liệu làm mồi để hấp dẫn chuột, tránh nhàm chán nhất là thời kỳ trên đồng ruộng dư thừa thức ăn hoặc có thức ăn ưa thích.

     

    Chuột có thị lực kém nhưng thính giác và khứu giác rất phát triển nên khả năng cảm nhận mùi vị, thức ăn và tiếng động rất tôt. Chúng có tính đa nghi, hay nghi ngờ chỗ lạ, thức ăn lạ hay mùi vị lạ nên khi có thức ăn mới chuột thường ăn thử trước vì vậy khi đặt mồi cần đặt gần hang, lối đi quen thuộc của của chuột và đặt mồi không độc trước 2 – 3 ngày sau đó mới trộn thuốc vào bả nhằm tránh hiện tượng chuột “nhát bả”.

     

    Chuột là loài nhanh nhẹn, leo trèo và đào đất nhanh, mặc dù không thích nước nhưng chuột là loài bơi lội giỏi. Do đó những năm hạn hán thường bị chuột gây hại nhiều, những ruộng ngập nước ít bị chuột gây hại. Vào thời kỳ sinh sản chuột mẹ thường ở trong hang không ra ngoài kiếm ăn trong khoảng 10 – 15 ngày do đó biện pháp đào bắt chuột ở thời kỳ này sẽ mang lại hiệu quả, nhưng khi lúa trỗ - chín chuột thường di chuyển vào trong ruộng thì các biện pháp đào bắt, bẫy bả sẽ kém hiệu quả.

     

    Đặc điểm gây hại của chuột: Chuột chủ yếu hoạt động và gây hại vào ban đêm. Chuột gây hại quanh năm nhưng trên mỗi cây trồng có những giai đoạn binh chuột gây hại nhiều như: Thời kỳ gieo hạt, thời kỳ lúa làm đòng – chín, ngô, củ, quả thời kỳ chín. Chuột thường gây hại nặng trên những khu vực gần khu dân cư, gog vệ, mương máng kênh rạc lớn,...

     

    Biện pháp kỹ thuật phòng trừ chuột

     

    Để phòng trừ chuột đảm bảo an toàn hiệu quả cần lưu ý thực hiện tốt một số giải pháp sau:

     

    Xác định thời điểm tổ chức diệt chuột là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như lựa chon biện pháp tiến hành. Thời điểm phát động diệt chuột tốt nhất vào thời gian chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất khi trên đồng thiếu thức ăn và kết hợp với việc làm đất vệ sinh đồng ruộng hoặc sau các trận mưa lớn gây ngập lụt làm chp chuột co cụm lại.

     

    Tập trung diệt chuột ở cồn vệ, bờ cao, công trình thủy lợi, bãi hoang, vùng trồng cây vụ Đông,… là nơi thường có nhiều chuột cư trú.

     

    - Biện pháp canh tác diệt chuột:Vệ sinh đồng ruộng, tàn dư cây trồng, phát quang bờ, bụi rậm, đào bắt, phá các hang chuột để hạn chế nơi cư trú của chuộtngay từ đầu vụ,kết hợp các đợt lấy nước làm đất dồn chuột lên cồn vệ để bắt diệt.Giữ nước trong ruộng để hạn chế chuột đào ổ ven bờ.

     

    - Biện pháp vật lý cơ giới diệt chuột:Sử dụng nilon để che chắn để vừa chống chuột vừa chống rét cho mạ. Sử dụng các loại bẫy (bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt, bấy lồng,...) đặt ở nơi nhiều chuột hoạt động và có thể rắc thêm mồi ở khu vực đặt bẫy để thu hút chuột. Tìm kiếm hang chuột và đào bắt. Có thể sử dụng bẫy cây trồng (TBS) kết hợp với rào cản và lồng hom để bắt diệt chuột,...

     

    - Biện pháp sinh học diệt chuột:Khuyến khích nông dân nuôi mèo để diệt chuột, hạn chế hoặc nghiêm cấm săn bắn các loài kẻ thù tự nhiên của chuột như: Rắn, chim cú mèo,..

     

    - Biện pháp sử dụng các thuốc, bảsinh học diệt chuột:Đây là biện pháp cho hiệu quả cao, thời gian nhanh và có thể áp dụng đồng loạt trên diện rộng. Sử dụng các thuốc nhưBiorat, bả diệt chuột sinh học với lượng 2,5-3 kg/ha (mỗi mồi5-10) đặt ở cửa hang, lối đi lại, bờ mương, gò, cồn,...Cácthuốc hoá học như: Zinc phosphide (Fokeba 20%,..), Brodifacoum (Clerat 0,05%,..),…trộn với mồi là lúa ủ mầm, tép, ngô, gạo, rang thơm,…với lượng 1kg thuốc + 25-30kg mồi và sử dụng lượng 1 - 1,5 kg mồi/ha.

     

     - Một số lưu ý để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả bắt diệt chuột:

     

    Diệt chuột phải thường xuyên, mang tính cộng đồng, đúng phương pháp và thực hiện trên diện rộng.

     

    Khi tổ chức diệt chuột bằng thuốc, bả cần tổ chức chặt chẽ, thông báo rộng rãi kế hoạch diệt chuột để nhân dân có kế hoạch bảo vệ chó, mèo, bảo vệ gia súc, gia cầm.

     

    Thực hiện nghiêm quy trình diệt chuột: Đặt và quản lý tốt các loại bả, đặt bả vào buổi chiều tối, sáng sớm thu gom xác chuột và bả thừa còn lại. Xác chuột chết gom lại đốt thiêu huỷ hoặc chôn xa khu dân cư, nguồn nước sinh hoạt. Khi chôn rắc vôi xuống phía dưới và phía trên rồi lấp đất nén chặt.

     

    Nghiêm cấm việc dùng điện để đánh chuột và cấm dùng các loại thuốc ngoài danh mục để diệt chuột.

     

    Nếu dùng thuốc trừ  chuột nhiều lần/1 vụ cần luân phiên các loại thuốc.

     

    Xây dựng chính sách để khuyến khích, hộ trợ các địa phương và nông dân bắt diệt chuột./.

Nguồn tin: Chi cục Bảo vệ thực vật
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 32746


Các tin khác:
 Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định về sản xuất và kinh doanh mía, đường. (17/12/2015)
 Chủ động chăm sóc và phòng chống ngập úng cho cây trồng trong mùa mưa bão (15/12/2015)
 Hội nghị triển khai Kế hoạch đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp; Sơ kết công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015 và Công tác sản xuất rau an toàn. (30/11/2015)
 Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hoá sản xuất Hoa ly phục vụ Tết Bính Thân 2016 (17/11/2015)
 Quy trình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ (12/10/2015)
 Quy trình sản xuất rau sạch theo GAP  (29/09/2015)
 Nông nghiệp công nghệ cao  (29/09/2015)
 Quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily (28/09/2015)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất vụ Đông năm 2015-2016 (16/09/2015)
 Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2016 (08/09/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang