Số lượt truy cập
Hôm nay 13486
Hôm qua 58866
Tuần này 177056
Tháng này 3214882
Tất cả 193010466
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 26/07/2019
Tăng cường quản lý Nhà nước về giống cây trồng

Hằng năm, toàn tỉnh sử dụng khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương và hàng triệu giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả... Trong đó, nhiều giống cây trồng mới có chất lượng được đưa vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc xuất hiện trôi nổi những loại giống cây trồng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng chưa bảo đảm vẫn còn diễn ra. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng cần được siết chặt hơn nữa để bảo đảm năng suất, hiệu quả đầu tư, đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tăng cường quản lý Nhà nước về giống cây trồngChăm sóc giống cây lâm nghiệp tại doanh nghiệp tư nhân giống cây trồng lâm nghiệp Trường Thành Đạt, xã Minh Sơn (Triệu Sơn).

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thông qua việc xây dựng các mô hình khảo nghiệm, nhiều giống lúa, ngô chất lượng, năng suất cao đã được đưa vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng lên qua từng mùa vụ. Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật trong lĩnh vực giống ở các địa phương đã được tăng cường, giúp chuyển biến nhận thức của nông dân trong việc lựa chọn giống. Do đó, việc cung ứng giống các cây trồng phổ biến như lúa, ngô, rau màu đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Bên cạnh đó, những năm gần đây, tỉnh ta đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây ăn quả, cây lâm nghiệp vào sản xuất, nên nhu cầu về những loại giống cây này rất lớn. Song, người dân lại chưa thể tìm kiếm được một địa chỉ tin cậy để lựa chọn cây giống. Đa số, người sản xuất vẫn lựa chọn giống cây theo cảm tính và truyền miệng.

Trong vai người đi tìm mua giống cây ăn quả, chúng tôi tìm hiểu tại một cửa hàng tại đường Nguyễn Trãi, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa). Chủ cơ sở cho biết, tại cửa hàng có bán rất nhiều loại giống cây ăn quả, như: Cam, bưởi, xoài, vú sữa... Tùy từng loại giống, kích cỡ và nguồn gốc xuất xứ, giá dao động từ 20.000 - 200.000 đồng/cây. Theo quan sát, chỉ có một số cây giống có ghi nhãn mác vườn ươm, còn lại là “không tên tuổi”. Khi được hỏi về cam kết chất lượng giống, hầu hết các chủ cơ sở chỉ khẳng định bằng miệng mà không có bất cứ loại giấy tờ nào chứng minh. Tương tự, với loại giống cây lâm nghiệp, việc tìm mua khá dễ dàng, nhưng về nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa thực sự minh bạch.

Thực trạng kinh doanh giống cây trồng tự phát trên địa bàn tỉnh đang là bài toán khó đối với cơ quan chuyên môn trong việc kiểm soát, giám sát chất lượng giống cây trồng. Bởi, phần lớn các cơ sở, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đều nhỏ lẻ, tự phát với nhiều loại giống cây trồng khác nhau; trong khi lực lượng làm công tác quản lý giống cây trồng còn mỏng, các thiết bị phục vụ kiểm tra, lấy mẫu sản phẩm còn hạn chế. 6 tháng đầu năm 2019, Sở NN&PTNT đã thực hiện 2 cuộc thanh tra liên ngành về việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Theo đó, đoàn công tác đã lấy 85 mẫu giống cây trồng, tại 59 lượt cơ sở kinh doanh để kiểm tra, đánh giá chất lượng. Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện 3 mẫu vi phạm về chất lượng. Lỗi vi phạm chủ yếu về tỷ lệ hạt nảy mầm và hạt giống khác, đã xử phạt hành chính 3 hộ kinh doanh vi phạm với số tiền 18,450 triệu đồng. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mới chỉ thực hiện được ở những loại giống cây trồng như ngô, lúa... còn đối với các loại giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, việc giám sát, kiểm tra còn bỏ ngỏ.

Trao đổi về chất lượng giống cây trồng, ông Lê Việt Đông, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, trên thị trường tỉnh ta đa dạng các loại giống cây trồng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng khi lựa chọn giống đưa vào sản xuất, nhất là với quy mô lớn và những loại cây trồng có chu kỳ đầu tư dài, vốn lớn như cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Do đó, người sản xuất cần lựa chọn giống tại các cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Với các giống cây được du nhập từ các vùng có khí hậu, thổ nhưỡng khác, cần có thời gian khảo nghiệm sự thích nghi để hạn chế rủi ro khi đưa vào trồng đại trà.

Để thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp thì vấn đề chất lượng giống cây trồng giữ vai trò quan trọng. Chính vì vậy bên cạnh việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng để người dân trong tỉnh chủ động được nguồn giống cây trồng chất lượng tốt, thì các sở, ngành có liên quan, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nắm được kiến thức pháp luật về giống. Đồng thời, tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, lấy mẫu trên thị trường để đánh giá thực trạng về chất lượng giống cây trồng nông nghiệp. Tổ chức tập huấn điều kiện kinh doanh giống cây trồng và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các đơn vị cung ứng, sản xuất giống cây trồng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm về chất lượng giống cây trồng.

 

Nguồn tin: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23423


Các tin khác:
 Đồng chí Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia Đoàn Công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (26/07/2019)
 Danh sách thí sinh đủ điều kiện tiêu chuẩn tham dự vòng 2 xét tuyển viên chức năm 2019 (24/07/2019)
 Quyết định Ban hành nội dung ôn tập, kỳ xét tuyển viên chức Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa (24/07/2019)
 Đồng chí PCT Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền kiểm tra công tác PCCCR tại huyện Hà Trung – Thanh Hóa. (24/07/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bổ sung chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng viên chức năm 2019 (18/07/2019)
 Hơn 2.000 ha lúa vụ thu mùa ở Thanh Hóa có nguy cơ bị hạn (17/07/2019)
 Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019 (14/07/2019)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Gỡ khó trong việc thu hồi vốn tín dụng theo Nghị định 67 (14/07/2019)
 Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2019. (12/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang