Số lượt truy cập
Hôm nay 21745
Hôm qua 58866
Tuần này 185315
Tháng này 3223141
Tất cả 193018725
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 01/05/2020
“Giữ nhịp” sản xuất trên các cánh đồng

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang phải thực hiện song song 2 nhiệm vụ đó là triển khai các biện pháp để phòng, chống dịch và duy trì sản xuất nông nghiệp. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân vẫn tích cực sản xuất, quyết tâm bảo đảm mục tiêu về năng suất, sản lượng mùa vụ.

Tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà Nguyễn Thị Mai, xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa) ra đồng chăm sóc lúa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh, làm đòng. Bà Mai cho biết: “Vụ mùa năm nay, gia đình tôi sản xuất 5 sào lúa. Tuy dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều sâu bệnh hại cây trồng nên cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phun thuốc phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; chăm sóc, bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, bảo đảm năng suất cao”. Được biết, vụ đông xuân 2019-2020, toàn xã gieo trồng 180 ha cây trồng các loại. Thời tiết từ cuối tháng 3 đến nay, có mưa và độ ẩm cao liên tục là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng. Cùng với thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, UBND xã đã phân công cán bộ phụ trách nông nghiệp “bám sát” đồng ruộng để kịp thời phát hiện, thông báo và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ, bảo vệ an toàn diện tích lúa và các cây trồng khác.

Vụ đông xuân 2019-2020, huyện Hoằng Hóa gieo trồng hơn 9.000 ha cây trồng các loại; trong đó, cây lúa 6.272 ha, ngô 955 ha, lạc 963 ha, khoai tây 47,8 ha,... Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND huyện, cho biết: Thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện đã nỗ lực khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất, nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất, tăng cường kiểm tra tình hình sâu bệnh, tránh tình trạng ruộng bị khô hạn làm ảnh hưởng đến quá trình làm đòng, trổ bông của cây lúa cũng như sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng khác. Đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa đồng bộ để hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc giữa các nhóm lao động, góp phần thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

Những ngày qua, trên các cánh đồng ở huyện Thiệu Hóa không khí sản xuất không còn tấp nập như trước đây, người dân ra đồng ruộng đều tự giác mang khẩu trang và chào nhau qua ánh mắt hay cái vẫy tay từ xa. Nhiều HTX đã bố trí cho xã viên thay nhau sản xuất, thu hoạch để vừa bảo đảm sản lượng cung ứng cho thị trường, vừa thực hiện “giãn cách xã hội”. Theo phản ánh của người dân, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường tiêu thụ của các loại rau, củ, quả bị thu hẹp, giá của nhiều mặt hàng cũng giảm do các nhà hàng, quán ăn,... tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, dù khó khăn trong quá trình tiêu thụ, nhưng người dân vẫn lạc quan, nỗ lực để gia tăng sản xuất, không để dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế. Ông Nguyễn Hữu Dương, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa, cho biết: Để duy trì sản xuất 15 ha rau, củ theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm bảo đảm nguồn rau an toàn cung ứng cho thị trường, HTX đã tổ chức sản xuất một cách linh hoạt, dựa theo lịch thời vụ, bố trí, sắp xếp các thành viên luân phiên ra đồng thực hiện các công đoạn như tưới nước, thu hoạch,... Theo đó, thay vì cung cấp rau cho các trường học, bếp ăn tập thể,... HTX đã nhanh chóng liên kết với các doanh nghiệp, thương lái để tiêu thụ sản phẩm ở các điểm bán hàng tại các khu chung cư, siêu thị, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch... trên địa bàn trong và ngoài tỉnh”.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân 2019-2020, diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 203.000 ha. Trong thời gian này, ngành nông nghiệp tỉnh cũng khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh ngoài việc duy trì sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tích cực chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế. Hướng dẫn doanh nghiệp và người dân thay đổi lịch thời vụ, tiến độ sản xuất, cơ cấu lại sản xuất phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách về nông nghiệp để thúc đẩy sản xuất, khuyến khích người dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là quan tâm đến chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tập trung làm tốt công tác điều tra phát hiện, dự báo về sâu bệnh; tình hình dịch hại phát sinh để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ động tìm kiếm thị trường, đưa nông sản vào tiêu thụ tại các chuỗi siêu thị, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm nông sản,...

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21111


Các tin khác:
 Xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai xanh (26/04/2020)
 Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá (24/04/2020)
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19 (15/04/2020)
 Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng vụ đông xuân (10/04/2020)
 Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt (23/03/2020)
 Thị trường vật tư nông nghiệp khó kiểm soát (13/03/2020)
 Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp (10/03/2020)
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
 Chủ động cấp nước phục vụ sản xuất chiêm xuân 2019 – 2020 (31/01/2020)
 Các trang trại trồng cây có múi chuẩn bị cung ứng trái cây trong dịp Tết (04/12/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang