Số lượt truy cập
Hôm nay 43377
Hôm qua 39190
Tuần này 148081
Tháng này 3185907
Tất cả 192981491
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 20/02/2019
Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết nguyên đán.

Sau tết Nguyên đán số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm đáng kể do một số lượng lớn đã được giết mổ, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy, việc khẩn trương tái đàn, khôi phục phát triển chăn nuôi sau tết là điều được quan tâm chú trọng.

Mặt khác, mùa xuân đến là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súccó khả năng phát sinh và lây lan rất cao. Do đó, để chủ động khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo an toàn dịch bệnh người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Công tác chuẩn bị chuồng trại

- Tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại: thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng và xử lý chất thải theo đúng quy định; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và khu vực xung quanh nhằm tiêu diệt chuột, các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi...

- Quét sạch mạng nhện, toàn bộ nềnchuồng, sàn, tường. Dùng vòi cao áp rửa sạch nền, vách tường, chuồng nuôi.

- Dùng dung dịch sút 10% hoặc nước vôi 20% tưới đều trên diện tích sàn chuồng từ 1,5 - 2 giờ, sau đó tiến hành dùng vòi cao áp xịt rửa nền chuồng bằng nước lã cho sạch và để khô chuồng.

- Các trang thiết bị chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống... phải được cọ rửa, phun thuốc sát trùng và phơi khô.

- Quét dung dịch nước vôi 20% lên tường, nền chuồng, để cho khô rồi tiến hành phun thuốcsáttrùng lên toàn bộ chuồng trại.

Công tác này phải được tiến hành trước khi nhập con giống về nuôi ít nhất 2 tuần. Đặc biệt lưu ý đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi đã xảy ra dịch bệnh trước đó.

2. Về công tác giống

-Khi khôi phục, tái đàn gia súc, gia cầm cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó.

- Trước khi tái đàn, tăng quy mô chăn nuôi bà con cần tìm hiểu thông tin thị trường, lượng cung cầu và nơi tiêu thụ sản phẩm để có căn cứ quyết định quy mô đầu tư để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững.

- Lựa chọn con giốngở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng; chọn những con khỏe mạnh,có nguồn gốcrõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y; không nhập con giống từ những vùng có dịch để tránh thiệt hại và ảnh hưởng tới an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

- Khi mua giống về phải nuôi cách lyvà theo dõi ít nhất 2 tuần.

3. Về chăm sóc nuôi dưỡng:

- Đối với gia súc, gia cầm non khi mới nhập về: dùng bóng điện, đèn hồng ngoạihoặc sưởi ấm bằng than, củi, trấu... để giữ ấm cho lợn con, vịt con, gà con.

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, còn bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng để tăng cường sứcđề kháng cho đàn vật nuôi.  

- Cung cấp đẩy đủ nước uống, đảm bảo nước sạch cho gia súc, gia cầm uống, tốt nhất nên sử dụng các máng uống tự động để vật nuôi được uống tự do.

- Về vệ sinh thú y:

+ Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, định kỳ phun thuốc sát trùng lên chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi 2 tuần/lầnđối với các vùng không có dịch bệnh; 1 tuần/lần đối với những vùng có nguy cơ bị dịch bệnh và 1 ngày/lần đối với các cơ sở bị dịch bệnh.

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y.

+ Chủ động sử dụng kháng sinh phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột và một số bệnh truyền nhiễm khác.

+ Người chăn nuôi cần chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình mình, tích cực chuyển hướng trong chăn nuôi an toàn sinh học; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết khi có gia súc, gia cầm ốm, chết để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17194


Các tin khác:
 Một số kỹ thuật cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Xuân 2018-2019 giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh. (19/02/2019)
 Tăng cường các biện pháp trồng và chăm sóc rừng gỗ lớn. (19/02/2019)
 Làng hoa Đông Cương những ngày cận tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. (29/01/2019)
 Úm cho lợn con vào mùa đông. (23/01/2019)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang