Số lượt truy cập
Hôm nay 6147
Hôm qua 58866
Tuần này 169717
Tháng này 3207543
Tất cả 193003127
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 23/01/2019
Úm cho lợn con vào mùa đông.

Khi thời tiết chuyển mùa, tỷ lệ lợn con sau khi sinh bị chết tăng lên, một trong những nguyên nhân gây chết lợn con ở giai đoạn này chính là công tác úm lợn con không đúng kỹ thuật.

Việc nuôi úm lợn con có ý nghĩa quan trọng, giúp cho lợn con có sức khỏe tốt trong giai đoạn theo mẹ, nâng cao sức đề kháng, hạn chế các bệnh trong giaiđoạn này, đặc biệt là bệnh phân trắng ở lợn con, giảm việc thất thoát đầu con. Quan trọng, nhất là lợncon có một bước khởi đầu tốt để phát triển trong các giai đoạn sau.

Ngay khi vừa sinh ra, lợn con rất cần được chăm sóc cẩn thận nhằm hạn chế tỷ lệ chết và gia tăng hiệu quả chăn nuôi. Bảo đảm nhiệt độ chuồng úm là một trong những kỹ thuật quan trọng, cần được người chăn nuôi quan tâm, làm tốt, bởi vì nó sẽ quyết định đến sự sống và khả năng phát triển của lợn con về sau, giúp cho lợn con khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt trong suốt quá trình nuôi.

Vào mùa đông, việc đưa lợn con sau khi sinh vào ngày ô úm trong chuồng úm là hết sức quan trọng bởi vì nhiệt độ đối với lợn con sau khi sinh khác với nhiệt độ trong bụng mẹ. Mặt khác, khả năng điều tiết thân nhiệt rất kém, sức đề kháng yếu, rất nhạy cảm với những tác động bất lợi của môi trường nên lợn con rất dễ cảm lạnh và bị tiêu chảy. Vì vậy, cần giữ cho lợn con đủ ấm, tránh bị gió lùa.

Cũng giống như úm gà, để úm lợn thành công thì yếu tố nhiệt độ có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn con, đặc biệt là giai đoạn từ 1 - 15 ngày tuổi. Do đó, chúng ta cần theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ quây úm sao cho đạt nhiệt độ phù hợp với lợncon trong giai đoạn đầu.

Nhu cầu nhiệt độ của lợn con thời kỳ này như sau: lợn con sơ sinh trong 1 tuần đầu cần nhiệt độ 32-340C, tuần thứ 2 từ 30 - 320Cvà tuần thứ 3 là 28 - 300C. Vào những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 100C. Nếu không đảm bảo được nhiệt độ theo yêu cầu, sức đề kháng của lợn con giảm xuống, sẽ gây nên hiện tượng tiêu chảy, viêm phổi, thậm chí lợn con bị chết rét.

Để chủ động đảm bảo nhiệt độ cho lợn con có thể thiết kế chuồng úm cho lợn sơ sinh, cách làm như sau:

Nếu có điều kiện nên xây gạch xi măng kiên cố ở một góc chuồng cao ráo không bị đọng nước (tận dụng được hai bức tường bên làm chuồng úm), chỉ cần xây một hàng gạch. Chuồng úm có kích thước: 80 x 80 x 80cm, đường kính 20cm, cao 5m so với nền chuồng để lợn con ra vào được thuận lợi. Nền chuồng úm thường xuyên được thay lót bằng cỏ hay rơm rạ cắt ngắn vò mềm khô ráohoặc sử dụng sàn gỗ khô sạch để lót giữ ấm cho lợn con. Trên đỉnh chuồng úm cần che kín bằng vải hay bao tải dứa để giữ nhiệt, bố trí bóng điện tròn có công suất khác nhau để sưởi ấm cho lợn khi cần thiết. Treo nhiệt kế cách bóng điện 40cm để theo dõi nhiệt độ chuồng úm.

Ngoài ra, bà con cũng có thể hàn khung sắt phi 8 hay 10, kích thước và cửa ra vào thiết kế như phần trên, xung quanh và trên đỉnh che kín bằng bao tải dứa, để bóng điện trên đỉnh làm nguồn nhiệt sưởi ấm.

Nếu không có điều kiện làm chuồng úm như hai cách trên, tối thiểu bà con cũng phải che bạt trước cửa chuồng để chống gió mùa đông bắc lùa và phần trên (cách nền chuồng 1,5-1,7m) cũng được che bạt kín, thắp 2 bóng điện tròn để giữ nhiệt cho lợn con khi gặp giá lạnh, nền chuồng, nhất là nơi lợn nằm, cần giữ thường xuyên khô ráo.

Sau khi lựa chọn và bố trí chuồng úm cho lợncon, ta nên bật bóng úm trước khi lợn náiđẻ từ 2 - 3 tiếng hoặc cũng có thể bật ngay khi lợn đẻ.

Trong quá trình nuôi úm, ta cũng cần quan sát, hành vi, biểu hiện của lợn để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Khi nhiệt độ quá cao, chúng sẽ không nằm trong ổ mà di chuyển ra ngoài khu vực úm và nằm gần lợn mẹ. Điều này, không những làm hao phí điện mà còn tăng tỷ lệ chết do lợn mẹ đè.

Khi nhiệt độ khu vực úm không đủ, lợn con nằm tụm lại với nhau vàddef lên nhau. Điều này rất nguy hiểm vì như vậy lợn dễ bị nhiễm lạnh và gây tiêu chảy.

Nhiệt độ phù hợp với lợn con là khi chúng nằm ngủ với tư thế thoải mái và nằm dàn đều trong khu vực úm.


Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17080


Các tin khác:
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
 Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống rét cho mạ và lúa mới cấy (21/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình liên kết hộ trong chăn nuôi gà tại xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. (16/01/2019)
 Hiệu quả mô hình nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm tại Thành phố Thanh Hóa. (16/01/2019)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu (Meretrix lyrata)” theo quy mô hàng hóa. (19/12/2018)
 Thanh Hóa - Kết quả bước đầu từ mô hình cải tạo đàn Dê. (19/12/2018)
 Kết quả mô hình nuôi cá rô phi gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Triệu Sơn. (17/12/2018)
 Thanh Hóa: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm" (12/12/2018)
 Thanh Hóa: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá rô phi đơn tính hướng tới sản xuất hàng hóa. (12/12/2018)
 Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây triển khai mô hình cải tạo đàn dê bằng giống dê Boer chuyên thịt. (10/12/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang