Số lượt truy cập
Hôm nay 53302
Hôm qua 39190
Tuần này 158006
Tháng này 3195832
Tất cả 192991416
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 16/08/2016
Để sản xuất vụ mía 2016-2017 ở Thanh Hóa đạt năng suất cao

Vài năm trở lại đây, vùng nguyên liệu mía đường thanh hóa đang phải đối mặt với tình hình hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao hơn so trung bình nhiều năm và có thời điểm 39-40oC, một số nơi như Tĩnh Gia, Hồi Xuân, Như Xuân có thời điểm trên 40oC; gió Phơn Tây nam khô nóng (gió Lào) xấp xỉ đến lớn hơn trung bình nhiều năm, số ngày gió Phơn Tây nam khô nóng từ 20-25 ngày, tập trung từ tháng 5-8. Từ những điều kiện thời tiết như vậy, đã làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng mía nguyên liệu. Vụ mía 2015-2016 năng suất giảm 1,2 tấn/ha; sản lượng giảm 83.347 tấn so với vụ mía 2014-2015.

Theo dự báo của ngành Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, năm 2016 nắng hạn tiếp tục kéo dài đến đầu tháng 8, chính vì vậy đã làm xấp xỉ 20% diện tích mía bị hạn nặng, sinh trưởng rất chậm. Sang mùa mưa bão, dự kiến có từ 8-10 đợt mưa lớn trên diện rộng. Do ảnh hưởng của hiện tượng ENSO (giai đoạn chuyển tiếp khi En Ni-nô sắp kết thúc và tiếp theo là La Ni-na), sẽ có nhiều hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm như nắng nóng, dông, tố, lốc, mưa rào mạnh, mưa lớn cục bộ,...với lượng xấp xỉ hoặc lớn hơn trung bình nhiều năm, gây khó khăn cho công tác phòng tránh và dự tính dự báo. Hiện nay một số diện tích mía bị hạn đang trong giai đoạn đẻ nhánh và vươn lóng, số diện tích này chưa được chăm sóc, bón phân đầy đủ. Để vụ mía 2016-2017 đạt năng suất cao cần thực hiện tốt một số biện pháp:

Bón phân: Tranh thủ thời tiết có mưa, tại thời điểm (trước và sau khi mưa là tốt nhất) tiến hành bón phân thúc đầy đủ, cân đối kết hợp làm cỏ xới xáo, vun vùi lấp phân, khi bón thúc lần 2 cần vun vòng kín cổ cho mía tránh đổ ngã và chống chịu tốt. Bón thúc chia làm 2 lần, lần 1 khi lá mía 4-5 lá (giai đoạn đẻ nhánh) và lần 2 (giai đoạn thúc lóng 9-10 lá), mỗi lần tủy điều kiện đất đai, trung bình bón 100-120 kg ure/ha; 80-100 kg kalichorua/ha (hoặc phân tổng hợp có hàm lượng tương đương), khuyến khích các hộ tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh bón cho mía. Đối với mía lưu gốc: bón lượng phân cao hơn 15-20%, trung bình mỗi lần 120-150 kg ure + 100-120 kg kali cho mía.

Tưới nước: Cần tiến hành tưới nước bổ sung cho mía, tận dụng tối đa các phương pháp tưới nước như: tưới nhỏ giọt, tưới thấm, tưới tràn theo rãnh, nhất là vùng hạn, hoặc tận dụng xác thực vật che phủ như lá mía, thân lá ngô, đậu tương,...

Tiêu nước: cần tiến hành tiêu nước kịp thời khi có mưa lớn ở những chân ruộng khó thoát nước, không  nên để mía bị ngập sau 1 tuần.

Làm có xới xáo cho mía: cần phải làm có triệt để và làm sớm để cỏ không tranh giành dinh dưỡng với mía, nhất là trước giai đoạn mía vươn lóng, giao tán, bằng các biện pháp cơ giới, thủ công và hóa học. Hiện nay mía đã trên 4 tháng sau trồng, nếu cỏ phát triển trở lại nên sử dụng Gramoxone 20SL, liều 2-2,5 lít/ha (trừ cỏ lớn), nếu ruộng mía có nhiều cỏ 2 lá mầm có thể trộn thêm 1 lit thuốc 2,4D (Zico 48SL).

Phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại: cần tiến hành phòng trừ tổng hợp, trong đó đối với bọ hung nên sử dụng bẫy đèn để bắt trưởng thành; rệp xơ bông trắng cần bóc và cắt lá già cho ruông mía thông thoáng, dùng thuốc hóa học như Trebon 10EC, hoặc Supracide 40EC,...Sâu đục thân: cắt bỏ cây mầm bị sâu và làm sạch cỏ./.

Nguồn tin: Duy Huynh - Phòng Trồng trọt
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28034


Các tin khác:
 Cách khắc phục lúa đổ rạp mùa mưa bão (28/07/2016)
 Đoàn công tác Cục Bảo vệ Thực vật làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa và kiểm tra tình hình thực hiện công tác BVTV tại một số địa phương trong tỉnh  (20/07/2016)
 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa vụ Mùa (15/07/2016)
 Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (08/07/2016)
 Cách tăng năng suất cây lạc (01/07/2016)
 Sử dụng phân bón trong mùa mưa (04/05/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2016 (30/03/2016)
 Quy trình tạm thời phòng chống sâu đục thân hại mía (30/03/2016)
 Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ thực vật ban hành đợt 1 năm 2016 (30/03/2016)
 Chủ động phát hiện và phòng trừ kịp thời, hiệu qua đối với bệnh đạo ôn trên lúa Xuân năm 2016 (21/03/2016)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang