Số lượt truy cập
Hôm nay 28601
Hôm qua 39190
Tuần này 133305
Tháng này 3171131
Tất cả 192966715
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 01/10/2014
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của cây Giổi ăn hạt (MECHILIA TONKINENSIS A. CHEV) ở Vườn Quốc Gia Bến En

Mặc dù cây Giổi ăn hạt là loài cây mang lại nhiều giá trị, nhưng cho đến nay các nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây Giổi ăn hạt đạt hiệu quả cao hơn thì việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài cây này là rất cần thiết.

I. Đặt vấn đề

Giổi ăn hạt là loài cây gỗ bản địa, đa tác dụng, thuộc họ Mộc Lan. Gỗ Giổi ăn hạtlà một trong những loại gỗ được ưa chuộng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ đạc.Hạt có tinh dầu và là loại gia vị truyền thống của nhân dân vùng núi phía Bắc, giống như hạt tiêu ở các tỉnh phía Nam. Trong quả có tinh dầu mùi thơm cumarin và hơi có mùi long não. Hạt dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp. Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu.

Mặc dù cây Giổi ăn hạt là loài cây mang lại nhiều giá trị, nhưng cho đến nay các nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học. Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây Giổi ăn hạt đạt hiệu quả cao hơn thì việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài cây này là rất cần thiết.

II.Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Đặc điểm hình thái: Lá, cành, thân, rễ, hoa, quả, hạt.

- Vật hậu: Mùa ra chồi, hoa, quả.

- Khả năng tái sinh tự nhiên: Chồi, hạt

2.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Vật liệu: Là loài cây Giổi ăn hạt (Mechilia tonkinensis A.chev)  phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa.

2.2.2    Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp chính như:

-Điều tra theo tuyến đi qua các trạng thái rừng, độ cao, địa hình khác nhau để phát hiện loài.

-Sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn để nghiên cứu các đặc điểm hình thái, vật hậu của cây Giổi ăn hạt.

- Áp dụng phương pháp ô tiêu chuẩn đại diện (2000 m2) (…ô) để nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và tái sinh của cây Giổi ăn hạt. Trong mỗi ô tiêu chuẩn thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3, Hvn, Dt) của tầng cây cao, số liệu của tầng tái sinh (loài, D00, Hvn) được thu thập trong ô dạng bản có diện tích 25m2 (5 ô dạng bản /ô tiêu chuẩn)

- Sử dụng phương pháp phân tích mẫu và phân tích phương sai để xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0 và Excel.

III. Kết quả và thảo luận


3.1 Đặc điểm hình thái


Từ việc tổng hợp các tài liệu và kết quả nghiên cứu có thể rút ra nhận xét: Giổi ăn quả là cây gỗ lớn cao khoảng trên 20m, đường kính có thể trên 50cm.

Hình dạng thân cây: Giổi ăn quả có cấu trúc đơn trục, tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, thân chính rõ ràng, vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vết địa y hình bản; thịt vỏ vàng hay xanh nhạt, giòn, có mùi thơm nhẹ, phân cành cao, cành mọc chếch, cành non nhẵn, có nhiều vết sẹo do lá kèm để lại và có nhiều lỗ vỏ rải rác (Hình1).

Vỏ cây: Vỏ nhẵn, dày 1 -1,5 cm, màu xám hoặc nâu nhạt; thịt vàng hay xanh nhạt, giòn, có mùi thơm nhẹ.

Tán cây: Tán cây thường tròn có độ dày từ 1/5 ÷ 1/4 chiều cao vút ngọn.Hình thái lá, hoa và quả

Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành; phiến lá dai, cứng mùi thơm giống lá hồi khi vò nát. Cuống lá dài 1,3 -1,9cm, mặt trên lõm nhẹ. Lá dài từ 10 ÷ 27 cm, rộng 4 ÷ 9,5 cm, có dạng trứng ngược tới xoan - trứng ngược, hai mặt có màu lục tươi gần giống nhau, bóng và không lông. Gốc lá hình nêm rộng, đầu lá tù với phần chóp tù dài khoảng 2 ÷ 5mm, gân bên 10 -12 đôi nổi rõ, gân tam cấp hình mạng dày, dễ nhận thấy bằng mắt thường. Lá kèm nhọn, sớm rụng để lại vết sẹo trên cành non (hình 2).

Để xét hình thái lá cây, đối tượng nghiên cứu được chia làm 4 cấp: cây con 8 tháng tuổi; 12 tháng tuổi; 7 tuổi và cây trưởng thành ở rừng tự nhiên. Ở mỗi cấp tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều dài cuống lá, đầu lá và đếm số gân thứ cấp của những lá đã phát triển đầy đủ.

Về đặc điểm hoa: Giổi ăn hạt có hoa đơn, mọc ở đầu cành hay đối diện với chỗ đính của cuống lá; cuống hoa dài 2,5 ÷ 3,5 cm; bao hoa nhiều, mọc vòng, chưa phân hoá thành đài và tràng, hoa có màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm, nhị nhiều, trung đới có mũi nhọn, ngắn. Lá noãn nhiều, cả nhị và lá noãn đều xếp xoắn ốc trên một trục hoa hình trụ (Hình 4).

Quả đại kép đặc trưng, gồm 3 -5 đại được phát triển tới trưởng thành, dạng củ lạc có eo thắt, mặt ngoài phủ dày đặc các chấm bì khổng màu sáng, phía đầu thường có mũi, đại khi chín mở thành 2 mảnh, vỏ các đại dày, nạc. Quả khi non có màu xanh, khi chín có màu nâu nhạt. Mỗi đại có 2-6 , khi chín hạt có

Giổi ăn quả phát triển cả về rễ cọc (LC) và rễ bàng (LB). Trong giai đoạn vườn ươm Giổi ăn quả chủ yếu phát triển rễ bàng. Hệ số đường kính tán Dt trên chiều dài rễ bàng LB ở vườn ươm là 1,02 trong khi đó ở rừng trồng 7 tuổi là 1,57.

Tuổi cây trồng càng cao rễ bàng phát triển càng mạnh, tuy nhiên chiều dài rễ bàng ở cả vườn ươm và rừng trồng đều chưa vượt qua đường kính tán (ở vườn ươm có thể do cây được cấy trong bầu nylon làm hạn chế phát triển rễ bàng).

Với kích thước rễ bàng và rễ cọc của cây con 16 tháng tuổi, do lúc cấy cây vào bầu có kích thước 9 x14 cm nên đã hạn chế phát triển rễ cọc và rễ bàng. Vì vậy, để cây xuất vườn đạt tiêu chuẩn D00 ≥ 5mm; Hvn ≥50cm thì sau thời gian 10 ÷ 12 tháng tuổi chúng ta cần chuyển cây con sang bầu có kích thước 16x19cm.

Rễ bàng của Giổi ăn quả ở rừng trồng 7 tuổi nằm sâu dưới đất từ 10 ÷ 30cm, bạnh vè ở rễ không nổi lên trên mặt đất mà ở sát thân cây.  Đây là đặc điểm cần chú ý khi chăm sóc Giổi ăn quả ở rừng trồng bằng cách xới quanh gốc và bón phân để không làm ảnh hưởng đến hệ rễ của cây.     

 Đặc điểm vật hậu                            

Hiện tượng vật hậu là hiện tượng biến đổi chu kỳ của sinh vật trong năm, phụ thuộc vào các nhân tố môi trường và đặc điểm sinh vật học của loài. Mục đích của việc theo dõi diễn biến vật hậu là làm cơ sở để xác định thời điểm thu hái, lập kế hoạch nhân giống, dự báo giống

Theo dõi định kỳ hàng tháng, từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012 ở 10 cây Giổi ăn quả.

Kết quả nghiên cứu vật hậu Giổi ăn quả ở Vườn quốc gia Bến En có một số đặc điểm sau:

Giổi ăn quả là cây thường xanh, không có mùa rụng lá rõ rệt.

Cây ra lá non vào tháng 1-2, mùa hoa khoảng tháng 3 -4 và quả chín tháng 9 -10. Khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt. Phần vỏ quả sau khi tách rụng hạt vẫn tồn tại trên cây một thời gian (đến cuối tháng 11) mới rụng xuống.

Hạt Giổi ăn quả là thức ăn ưa thích của Sóc và Gà rừng, khi quả Giổi chưa chín rụng, Sóc thường trèo và ăn hạt Giổi ăn quả trên cây. Khi hạt rụng xuống đất bị Gà rừng và Sóc ăn hạt. Vì vậy, số lượng hạt giống còn sót lại để nảy mầm và sinh trưởng là rất ít.

Để thu hái hạt đảm bảo chất lượng tốt phục vụ cho việc gieo ươm hạt giống cần chú ý thu hái quả ngay khi quả bắt đầu chín từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

3.2 Đặc điểm phân bố

           Đặc điểm phân bố theo độ cao, kiểu sinh cảnh

Trong tổng số tuyến điều tra là 10 tuyến. Giổi ăn quả chỉ có mặt ở 8/10 tuyến, với tần suất bắt gặp là 68 cây/43 km. Bình quân 1,6 cây/km. Như vậy phân bố của Giổi ăn quả ở Bến En là không nhiều. Chúng chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực Sông Chàng. Tần suất bắt gặp Giổi ăn quả giữa các tuyến không đều. Có những tuyến gặp nhiều như tuyến Hẻm nứa- Khe ngòn (tuyến 2) gặp 20 cây (3,7 cây/km); tuyến Lèn Ong (tuyến 7) chỉ gặp 02 cây; có 02 tuyến không gặp cây nào.

Trong 43 km điều tra chiều dài các tuyến đi qua núi đá chiếm khoảng 9,3% (4,0km) nhưng không bắt gặp cây Giổi ăn quả nào. Điều này chứng tỏ Giổi ăn quả không phân bố ở núi đá. Ở núi đất bắt gặp 68 cây (chiếm 100%), như vậy Giổi ăn quả chỉ phân bố ở núi đất, trong đó tập trung chủ yếu ở thung lũng, những nơi có cây gỗ mọc rải rác xen lẫn nứa.

Từ kết quả trên có thể kết luận: Ở Vườn quốc gia Bến En Giổi ăn quả phân bố không đều, mà theo cụm, chủ yếu tập trung ở tiểu khu 619 và 625. Số lượng cá thể trong khu vực ít, vì vậy cần có biện pháp bảo vệ và bảo tồn và phát triển loài cây này.

3.3 Đặc điểm  tái sinh

  Đặc điểm cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài tái sinh trong các ÔTC từ 16 -33 loài. ÔTC 2 có số loài nhiều nhất (33 loài), ít nhất là ÔTC 4 (16 loài). Số loài tham gia công thức tổ thành ở ÔTC 1, ÔTC 3 và ÔTC 4 lần lượt là 3; 4 và 6 loài ít hơn số loài tham gia công thức tổ thành ÔTC 2(có 15 loài) (xem bảng 4.

Trong lớp cây tái sinh Giổi ăn quả chỉ có mặt ở công thức tổ thành ÔTC 4. Điều này, một lần nữa khẳng định sự thiếu hụt của Giổi ăn quả trong lớp cây tái sinh nên khả năng bổ sung cá thể loài cây Giổi ăn quả cho tầng cây cao là rất hạn chế.

  Đặc điểm cấu trúc mật độ lớp cây tái sinh

Theo tiêu chuẩn lâm học, rừng tự nhiên có mật độ tái sinh 2.500 cây/ha trở lên thuộc diện tái sinh đủ. Lâm phần có Giổi ăn quả phân bố có mật độ tái sinh dao động từ 2.320 - 5.040 cây/ha. Căn cứ vào tiêu chuẩn 5 cấp mật độ về cây tái sinh của Viện điều tra quy hoạch rừng thì với mật độ cây tái sinh của khu vực điều tra cho thấy số lượng cây tái sinh ở đây thuộc cấp độ tái sinh từ trung bình đến khá. Giổi ăn quả tái sinh chỉ có mặt ở ÔTC 4 và đạt mật độ 160 cây/ha, điều này cho thấy khả năng tái sinh của Giổi ăn quả kém. Khả năng tái sinh của Giổi ăn quả phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: khả năng gieo giống của cây mẹ; các yếu tố hoàn cảnh dưới tán rừng như độ ẩm đất, tầng dày của lớp thảm mục, thảm khô, chiều cao và mức độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi, độ tàn che tầng cây cao,... Nguyên nhân tái sinh tự nhiên kém là do quả của loài Giổi ăn quả là thức ăn ưa thích của một số loài như Sóc, Gà rừng. Vì vậy, khi hạt rụng xuống thường bị các loài này ăn nên còn lại rất ít hạt có khả năng tái sinh.     

 Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh

- Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình dao động từ 61,9% -88,21%. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 11,39% - 38,1%.

- Nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu, dao động từ 78,89% -91,72%, cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ thấp, dao động từ 8,28% -21,11%. Đối với loài Giổi ăn quả, trong các ô nghiên cứu chỉ phát hiện cây tái sinh từ hạt không có tái sinh chồi và chất lượng cây tái sinh là khá tốt. Tuy nhiên, trong các tuyến điều tra tác giả phát hiện Giổi tái sinh chồi từ gốc chặt rất tốt. Tất cả các gốc chặt đều có cây chồi tái sinh; ở một số chặt từ năm 2011 đến nay cây chồi đã cao đến 3,0m. Điều này cho thấy khả năng tái sinh chồi của Giổi ăn quả là rất tốt, mở ra triển vọng trong việc nhân giống Giổi ăn quả bằng phương pháp giâm hom, và xúc tiến tái sinh chồi cho loài cây này (xem hình 12).

IV. Kết luận

- Giổi ăn hạt là cây gỗ lớn đa tác dụng, có thể lấy gỗ hoặc lấy hạt làm thuốc, làm gia vị. Thân có cấu trúc đơn trục, tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, thân chính rõ ràng, vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu nhạt. Lá đơn, mọc cách, xếp đều trên cành. Hoa đơn, mọc ở đầu cành hay đối diện với chỗ đính của cuống lá. Quả đại kép đặc trưng, gồm 3 -5 đại được phát triển tới trưởng thành, dạng củ lạc có eo thắt, mặt ngoài phủ dày đặc các chấm bì khổng màu sáng, phía đầu thường có mũi, đại khi chín mở thành 2 mảnh, vỏ các đại dày, nạc. Có 2-6 hạt trong mỗi đại, khi chín màu đỏ tươi.

- Giổi ăn hạt có cả rễ cọc và rễ bàng, những cây có D1,3 ≥ 50cm, rễ bàng phát triển thành bạnh vè, đường kính phân bố rễ bàng nhỏ hơn đường kính tán.

- Giổi ăn quả là cây thường xanh. Cây ra lá non tháng 1- 2, bắt đầu hình thành nụ hoa vào đầu tháng 3, hoa nở cuối tháng 3 -4 và quả chín vào tháng 9 -10. Khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhạt. Phần vỏ quả sau khi tách rụng hạt vẫn tồn tại trên cây một thời gian (cuối tháng 11) mới rụng xuống.

- Mật độ tái sinh của Giổi ăn quả thấp, chỉ đạt 160 cây/ha, trong đó tái sinh có triển vọng chiếm 50%. Hình thức tái sinh của Giổi ăn quả là tái sinh hạt và tái sinh chồi.

Tác giả: Lê Đình Phương - Vườn Quốc Bến En
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 51726


Theo dòng sự kiện:
 Thông báo sản xuất cây giống lâm nghiệp (05/01/24)
 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (19/12/23)
 Thông báo sản xuất cây giống (17/10/23)
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với phẩm chất “6 dám” ngang tầm nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên (11/07/23)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thông báo tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (30/01/23)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/23)
 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mường Lát thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2030 (29/11/22)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/22)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/22)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/22)


Các tin khác:
 Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng (21/09/2022)
 Ban quản lý Khu BTTN Pù Hu xin thông báo thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm, cây giống phục vụ trồng rừng, làm giàu rừng (19/09/2022)
 BQL rừng phòng hộ Như Thanh thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng, trồng dặm năm 2023 (19/09/2022)
 Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2022 (21/04/2022)
 Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thông báo bổ sung thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2022 (18/04/2022)
 Trung tâm Tư vấn phát triển khoa học công nghệ lâm nghiệp thông báo về sản xuất gieo ươm (13/03/2022)
 BQL Vườn Quốc gia Bến En thông báo thông tin về sản xuất (07/03/2022)
 Thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm, cây giống phục vụ trồng rừng, giai đoạn 2022-2030 (01/03/2022)
 Thông báo về việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (01/03/2022)
 Hợp tác xã Thành Oanh thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm, cây giống phục vụ trồng rừng (22/02/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang