Số lượt truy cập
Hôm nay 22141
Hôm qua 39190
Tuần này 126845
Tháng này 3164671
Tất cả 192960255
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 06/10/2020
Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông.

Để thâm canh cây các cây trồng vụ đông đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó biện pháp kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng.


1. Đối với cây ngô đông:

- Bón phân cho ngô (1 sào 500m2):

Bón thúc lần 1: Khi cây ngô có 3 – 4 lá thật (đối với ngô trồng hạt), 4 - 5 lá thật (đối với ngô trồng bầu): 7 - 8 kg đạm ure + 2 - 3kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi ngô có 8-9 lá.

Lượng bón: 7 - 8 kg đạm ure + 3 - 4 kg kali.

Bón thúc lần 3: Khi ngô soắn nõn.

Lượng bón: 7 - 8kg đạm ure + 4 - 5kg kali.

Hoặc có thể sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng, bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chú ý: phân rải cách gốc 10 – 12 cm kết hợp làm cỏ, vun gốc.

- Làm cỏ, tỉa dặm:

Dặm hạt, tỉa cây và định cây:

+ Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây khuyết bằng hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm rồi gieo bổ sung vào nơi thiếu cây, hoặc có thể làm ngô bầu để dặm. Cần vét rãnh tiêu nước khi cần thiết.

+ Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây. Ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1hốc (lần này gọi là tỉa định cây).


 Làm cỏ và vun xới:

+ Làm cỏ lần 1: Khi cây có 3-4 lá, xới nhẹ trên mặt, làm cỏ và bón phân đợt 1, vun nhẹ 1 lớp đất vào gốc, độ sâu xới đất 4 -5 cm.

+ Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7-9 lá, thường tiến hành cuốc xới trên hàng, cầy giữa hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp.

+ Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13-14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 rồi dùng cuốc vun cao tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển.

Để nâng cao hiệu quả chăm sóc các thời kỳ xới xáo kết hợp bón phân và tưới nước thường tiến hành đồng thời.

 Rút cờ, thụ phấn bổ khuyết, tỉa bắp:

Thời điểm rút cờ ngô: Tiến hành rút cờ trên cây ngô trước khi cây ngô bước vào quá trình tung phấn đối với những cây sinh trưởng kém, hoặc trổ cờ không thuận lợi.

Cách tiến hành: Khi cờ ngô bắt đầu nhú ra khỏi bẹ lá 5 đến 7 cm, cần rút cờ ở những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh. Nếu là ruộng giống rút cờ ở những cây quá cao, quá thấp so với chiều cao trung bình của cả ruộng. Nên xen kẽ giữa các cây, các hàng. Số cây bị rút cờ không quá 30% tổng số cây và tránh không làm gãy lá.

Thụ phấn bổ xung cho ngô: Thời gian tiến hành thụ phấn bổ sung vào giai đoạn tung phấn rộ, thụ phấn vào lúc 8 đến 10 giờ sáng trong ngày khi có nắng nhẹ là tốt nhất. Thường thụ phấn bổ khuyết hai lần: lần thứ nhất khi bắp phun râu rộ, lần thứ hai sau lần thứ nhất 2 đến 3 ngày.

Tỉa bỏ trồi đúng lúc: Trước khi bắp trổ cờ phun râu, phải tiến hành tỉa chồi triệt để 100%. Trên mỗi cây chỉ để lại một bắp đầu tiên to nhất, từ các bắp ra kế tiếp thứ hai, ba... nên tỉa bỏ đi và cứ cách 3- 4 ngày tỉa bỏ một lần để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp chính. Nên bẻ bắp khi mới phun râu dài 2- 3cm, dùng tay bẻ hoặc dao để cắt chồi nhẹ nhàng, vừa không ảnh hưởng cây mà lại có thể tận dụng bắp non làm ngô rau bao tử để tận dụng ăn tươi hoặc bán để tăng thu nhập.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Trên cây ngô thường bị các đối tượng dịch hại gây hại như chuột, cỏ dại, sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, rệp cờ, sau keo mùa thu, bệnh gỉ sắt, bệnh khô vằn, bênh phấn đen, bệnh đốm lá,...Nên áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng chống.

2. Đối với cây đậu tương.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây như: bón phân, tỉa dặm, xới xáo và tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại.

Bón phân thúc cho cây đậu tương (1 sào 500m2):

+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật với lượng 2 - 2,5 kg đạm urê + 2 - 2,5 kg kali clorua hoặc sử dụng NPK chuyên dùng để bón. Nên sử dụng các loại phân bón có chứa lưu huỳnh kết hợp vun xới.

 + Bón thúc khi cây sắp ra hoa với lượng 2 - 2,5 kg đạm urê + 2 - 2,5 kg kali clorua hoặc sử dụng NPK chuyên dùng để bón, kết hợp khi vun xới.

Chú ý: Căn cứ vào điều kiện từng vụ và giống có thể điều chỉnh lượng bón và cách bón cho phù hợp.

Tỉa dặm, xới xáo và tưới nước:

- Tỉa, dặm đảm bảo mật độ cây đậu đồng đều trên ruộng.

- Xới nhẹ lần 1 khi cây có 1-2 lá kép, kết hợp bón thúc lần 1.

- Xới vun lần 2 khi cây có 4-5 lá kép, kết hợp bón thúc lần 2.

- Tưới nước: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, giữ độ ẩm cho cây đậu tương, duy trì độ ẩm từ 65 - 70%. Khi ruộng khô cần tưới rãnh ngập 2/3 luống để nước ngấm đều, sau đó tháo cạn.

Phòng trừ sâu bệnh hại:

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp IPM: Sử dụng giống sạch bệnh, các biện pháp canh tác, bón phân cân đối NPK, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, …).

- Quan tâm phòng trừ một số loại sâu bệnh chính như: Sâu xám, ruồi đục thân, sâu đục quả, sâu cuốn lá, rệp hại đậu tương, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai,…

3. Đối với cây ớt.

Bón phân phân thúc cho cây ớt theo quy trình sau:

- Bón thúc lần 1 (Khi cây hồi xanh): Đạm 10%  (2-3 kg) hòa loãng tưới;

- Bón thúc lần 2 (Khi cây ra nụ): đạm 20% + kali 20% (4kg đạm, 4kg kali)

- Bón thúc lần 3 (Khi cây ra quả rộ): 30% đạm + 30% kali (6kg đạm, 6kg kali);

- Bón thúc lần 4 (Sau khi thu hoạch quả đợt 1): 20% đạm + 20 % kali (4kg đạm + 4kg kali).

Chú ý : Tùy từng giống, chân đất và thời vụ có thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.

- Nên phun bổ sung các chế phẩm có chứa Caxi vào lúc quả đang phát triển theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất đề phòng thối quả. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo

Tỉa nhánh: 

- Các nhánh phía dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng các lá phía dưới để ớt phân tán rộng.

- Làm dàn: Đối với các giống ớt nhiều quả cần phải cắm cọc cao 60- 70cm hoặc chăng dây để giữ cho cây không bị đổ.


Phòng trừ sâu bênh:

Cần quan tâm kiểm tra thăm đồng thường xuyên, phát hiện kiẹp thời các loài sâu bệnh hại, lưu ý một số đối tượng chính như: bệnh chết cây con, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo rũ, bệnh khảm lá, sâu đục quả, bọ trĩ, rầy mềm, nhện trắng,...và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.

4.  Đối với cây khoai tây.

Cần áp dụng các biện pháp chăm sóc như: Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại.

Bón phân thúc cho cây khoai tây (cho 1 sào 500m2):

+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 15 ngày, bón  từ 4 - 5kg đạm + 3 - 3,5 kg kali hoặc 50% lượng phân NPK chuyên thúc.

+ Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày. Bón hết lượng phân còn lại.

Có thể sử dụng Kali trắng (KH2PO4) để phun cho khoai tây với liều lượng 15 g/sào 500m2 chia làm 2 lần: lần 1 trước thu hoạch 15 - 20 ngày, lần 2 trước thu hoạch 7 - 10 ngày.

Tưới nước:

Tưới nước: Áp dụng biện pháp tưới gốc hoặc tưới rãnh, nên tưới vào các giai đoạn sau:

- Lần 1: Sau khi mọc 15 - 20 ngày, tưới ngập rãnh, sau đó tháo hết nước đi tránh để nước đọng trong luống.

- Lần 2: Sau lần 1 từ 15 - 20 ngày.

- Lần 3: Sau khi trồng 60 - 65 ngày.

- Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần.

Phòng trừ sâu bệnh:

Trên cây khoai tây thường bị một số đối tượng sâu bệnh hại chính như: Sâu xám, nhện trắng, bọ phấn, bệnh khảm lá do virút, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh mốc sương, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm vòng,...

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để phòng trừ như:

- Sử dụng giống sạch bệnh.

- Luân canh với cây trồng khác họ.

-  Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh.

- Nên trồng mật độ vừa phải. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào.

- Bón phân cân đối NPK, tránh bón thừa đạm.

- Sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun phòng trừ theo khuyến cáo của Cơ quan chuyên ngành./.

Nguồn tin: Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17961


Các tin khác:
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
 Thanh Hóa: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học (14/09/2020)
 Nuôi dê - Những điều cần biết. (07/09/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống (24/07/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang