Số lượt truy cập
Hôm nay 29319
Hôm qua 39190
Tuần này 134023
Tháng này 3171849
Tất cả 192967433
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 03/04/2020
Phân vùng khai thác và khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.

1. Phân vùng khai thác thủy sản được quy định tại Điều 42, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:

1. Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:

a) Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;

b) Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

c) Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

2. Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.

* Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam quy định tại Điều 43, Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;

b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;

c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

3. Quy định về treo cờ:

a) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.

2. Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, được quy định tại Điều 14 Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 như sau:

1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.

Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:

a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;

b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;

c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;

d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

* Khu vực cấm:

- Vùng ven biển Hòn Nẹ: Các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá. Phạm vi toạ độ cấm: Trong phạm vi đường nối các điểm có toạ độ:

+ 19°59’20"N,106°11’15"E.

19 độ 59 phút 20 giây vĩ độ Bắc, 106 độ 11 phút 15 giây kinh Đông

+ 19°59’20"N,106°17’50”E.

( 19 độ 59 phút 20 giây vĩ độ bắc, 106 độ 17 phút 50 giây kinh đông)

+ 19°51’30"N,106°17’50”E.

( 19 độ 51 phút 30 giây vĩ độ bắc, 106 độ 17 phút 50 giây kinh đông)

+ 19°51’30"N,105°56’35”E.

( 19 độ 51phút 30 giây vĩ độ bắc, 105 độ 56 phút 35 giây kinh đông)

Thời gian cấm từ ngày 01/4 đến 30/6 hàng năm. Đối tượng chính được bảo vệ: Cá phèn, cá lượng, cá tráp, cá đục, cá chai, cá căng, cá trích, cá khế, cá trỏng, cá đối, tôm he.

- Sông Mã: Các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La. Phạm vi toạ độ cấm: Huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy, huyện Thiệu Hóa, huyện Quan Hóa, huyện Mường Lát, huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, huyện Sông Mã  tỉnh Sơn La. Thời gian cấm từ ngày 01/4 đến 30/7 hàng năm. Đối tượng chính được bảo vệ:Cá Bống bớp, cá Mòi cờ chấm, cá Rầm xanh, cá Chiên, cá Lăng, cá Chình hoa, cá Ngát .

 - Sông Mã: Thanh Hoá. Phạm vi toạ độ cấm: Vùng cửa Hới giữa huyện Hoằng Hóa và thành phố Sầm Sơn. Thời gian cấm từ ngày 01/4 đến 30/6 hàng năm. Đối tượng chính được bảo vệ: Cá Bống bớp, cá Mòi cờ hoa, cá Cháo lớn, cá Mòi cờ chấm, cá Mòi mõm tròm

- Vùng ven biển Quảng Xương: Thanh Hóa. Toạ độ phạm vi cấm: Trong phạm vi đường nối các điểm có tọa độ:

+ 19°43’00"N, 105°54’00"E .

( 19 độ 43 phút 00 giây vĩ độ bắc, 105 độ 54 phút 00 giây kinh đông)

+ 19°43’00"N, 106°03’00”E

(19 độ 43phút 00 giây vĩ độ bắc, 106 độ 03 phút 00 giây kinh đông)

+ 19°32’20"N, 106°00’00"E .

( 19 độ 32phút 20 giây vĩ độ bắc, 106 độ 00 phút 00 giây kinh đông)

+  19°32’20"N, 105°48’35"E.

( 19 độ 32phút 20 giây vĩ độ bắc, 105 độ 48 phút 35 giây kinh đông)

Thời gian cấm từ ngày 01/4 đến 30/6 hàng năm. Đối tượng chính được bảo vệ:Cá phèn, cá lượng, cá căng, cá trỏng, cá trích, cá đối, tôm he, tôm gai./.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16262


Các tin khác:
 Hiệu quả kinh tế của giống ớt Santa 8.0 ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc (30/03/2020)
 Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp (30/03/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà. (27/03/2020)
 Một số tồn tại, hạn chế trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ và giải pháp (27/03/2020)
 Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020 (20/03/2020)
 Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính (09/03/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang