Số lượt truy cập
Hôm nay 32666
Hôm qua 39190
Tuần này 137370
Tháng này 3175196
Tất cả 192970780
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 05/03/2020
“Quả ngọt” từ Nghị quyết 04

Nhờ những giải pháp đồng bộ, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và địa phương, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp  hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” (gọi tắt là Nghị quyết 04) đã mang lại “quả ngọt” đáng mừng.

“Quả ngọt” từ Nghị quyết 04Trồng dưa trong nhà lưới tại Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn).

Từ những mô hình

Tham gia hoạt động nông nghiệp chưa lâu nhưng anh Trần Văn Tân, chủ trang trại rau thủy canh Queen Farm tại thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) đã được nhiều người biết đến. Anh là một trong những CEO tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Đây là lĩnh vực mạo hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên khi quyết tâm làm “nông dân” thì phải là “người nông dân hiện đại trong thời đại 4.0”. Theo đó, anh Tân đi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đặc biệt là sự phối hợp, chuyển giao kỹ thuật với các chuyên gia Nhật Bản và Trung tâm Chuyển giao công nghệ Tiền Giang. Anh Tân đầu tư xây dựng khu nhà lưới hiện đại trồng dưa Taki, rau thủy canh (2.500m2) và rau, củ, quả hữu cơ (4.500m2), cho lợi nhuận mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) do vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thiên sáng lập đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng đưa ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt. Với tâm huyết và ý định nghiêm túc sản xuất nông nghiệp an toàn, anh Thiên đã đầu tư quy hoạch 10ha sản xuất tổng hợp, hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ, anh Thiên đã dành 1ha đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, tưới nước nhỏ giọt, lọc nước sạch, phân hữu cơ... với tổng đầu tư trên 7 tỷ đồng trồng dưa vàng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Bên cạnh đó, trong mỗi nhà màng anh đều lắp camera, ghi lại chi tiết từng công đoạn trong quá trình chăm sóc cho đến thu hoạch dưa.

Tại xã Đông Văn (Đông Sơn) - xã điểm xây dựng xã ATTP. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện, xã đã thành lập ban chỉ đạo quản lý VSATTP do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, ban hành quy chế hoạt động và phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo phụ trách thôn, phụ trách tiêu chí. 7/7 thôn đã thành lập tổ giám sát cộng đồng, tổ giám sát chợ. Sau khi hoàn thiện bộ máy quản lý, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, nhằm nâng cao ý thức cho người dân, đồng thời khuyến khích cá nhân, tập thể phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo các tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học... Đến nay, xã đã xây dựng thành công 2 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (1 chuỗi thịt lợn an toàn, 1 chuỗi lúa gạo an toàn) được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa công nhận; 8/8 cơ sở giết mổ nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, VSATTP theo quy định; bếp ăn tập thể Trường Mầm non Đông Văn được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cấp giấy công nhận bếp ăn tập thể đảm bảo ATTP; 2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại thôn Văn Thắng đảm bảo các điều kiện về ATTP; chợ Đông Văn đã được Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm.

Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Những đổi thay tích cực trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa có lẽ là minh chứng chắc chắn nhất cho thành tựu trong công tác đảm bảo VSATTP. Đến nay, Thanh Hóa đã xây dựng và nhân rộng được 783 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; hàng năm, cung ứng ra thị trường khoảng 362.600 tấn sản phẩm thực phẩm các loại; trong đó có 357 chuỗi, 254.500 tấn sản phẩm thực phẩm, 2,2 triệu lít nước mắm, 7,5 triệu quả trứng gia cầm được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; đáp ứng khoảng 43% nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh. Nhiều chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đang phát huy hiệu quả như: Chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu trứng gia cầm; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vịt Cổ Lũng; chuỗi dưa Kim Hoàng Hậu; chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn;... đồng thời, thu hút được nhiều doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng hoặc liên kết tiêu thụ sản phẩm của các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của tỉnh. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.416/2.059 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP. Có 153/391 chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh được đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn và hoàn thành các thủ tục công bố theo quy định tại TCVN 11856:2017 (đạt 39,1% trên tổng số chợ kinh doanh thực phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh). Thanh Hóa là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng chợ kinh doanh thực phẩm được công nhận phù hợp TCVN 11856:2017. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 352 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại các khu vực đông dân cư đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn cho nhân dân địa phương. Tất cả hàng hóa thực phẩm bày bán tại các cửa hàng này đều phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; các sản phẩm nông sản thực phẩm phải được dán tem xác nhận “Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn”. Có 878/1.007 bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về ATTP (chiếm 87,2% bếp ăn tập thể hiện có trên địa bàn tỉnh); có 239/559 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chí ATTP (chiếm 42,7% tổng số xã, phường, thị trấn) theo bộ tiêu chí đánh giá, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận do UBND tỉnh ban hành.

Bên cạnh công tác xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch và xây dựng, triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh đã hình thành 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích 485,1 ha được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó 19,7 ha rau an toàn sản xuất trong nhà lưới; vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 11.000 ha; vùng cây ăn quả theo quy trình VietGAP với diện tích trên 1.000 ha; 5 vùng chăn nuôi lợn an toàn nông hộ với sự tham gia của 1.925 hộ chăn nuôi. Nhiều dự án sản xuất, chế biến quy mô lớn đã và đang được triển khai thực hiện như: Dự án chăn nuôi bò sữa (Vinamilk), dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao (TH Truemilk), nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis, các dự án chăn nuôi bò, lợn quy mô lớn, công nghệ cao trên địa bàn các huyện Thạch Thành, Lang Chánh, Ngọc Lặc... Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy hình thành nhiều vùng sản xuất thực phẩm an toàn có lợi thế của các địa phương trong tỉnh; ngày 23-12-2019, UBND tỉnh đã phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cho 12 sản phẩm thực phẩm của tỉnh, gồm: Dưa lưới Taki; dưa chuột baby; nước mắm, mắm tôm, mắm tép Lê Gia; rượu Chi nê; bánh gai Lâm Thắm; trứng sạch Hiền Nhuần; rượu Sâm Báo; kẹo lạc, kẹo gạo lức Đức Giang; mắm tôm Hòa Hải...

Có thể khẳng định, Nghị quyết 04 đã và đang tạo sự thay đổi mạnh mẽ từ nhận thức và hành vi vì một nguồn thực phẩm an toàn, bảo đảm cho đời sống và chất lượng giống nòi. Với sự chung tay trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, cùng với việc tập trung xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm an toàn... mục tiêu đến năm 2020 Thanh Hóa có trên 50% lương thực, thực phẩm cung cấp ra thị trường thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng an toàn, theo đúng mục tiêu của Nghị quyết 04 là hiện hữu.

 

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21503


Các tin khác:
 Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn (05/03/2020)
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhiều khó khăn trong hoạt động chế biến nông, thủy sản (03/03/2020)
 Gặp mặt đầu xuân Canh Tý năm 2020 - Câu lạc bộ Hưu trí ngành Thủy sản (05/02/2020)
  Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao (04/12/2019)
 Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tôm hùm và tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (04/10/2019)
 Mô hình nuôi thủy sản đa con cho hiệu quả kinh tế cao (04/10/2019)
 Hơn 1,8 tấn cá giống được thả xuống Sông Mã ở Quan Hóa (27/09/2019)
 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa Tổ chức thả các loài giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2019 (18/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang