Số lượt truy cập
Hôm nay 20257
Hôm qua 58866
Tuần này 183827
Tháng này 3221653
Tất cả 193017237
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 06/04/2023
Xây dựng xã hội số gắn với quá trình chuyển đổi số hiện nay

Những giá trị chuyển đổi số đem lại

Trong thời gian gần đây, khái niệm “chuyển đổi số” được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trong đời sống hàng ngày. Để định nghĩa, có lẽ khó để có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì trong quá trình áp dụng chuyển đổi số sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực.

Nhưng nhìn chung, chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các nền tảng công nghệ số. Bởi thế, chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có hình mẫu chung và chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay.  

Chuyển đổi số trong xã hội ngày nay nhằm hình thành xã hội số. Theo nghĩa này thì xã hội số bao gồm công dân số và văn hóa số. Xã hội số có thể coi là một trụ cột, là một động lực để cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.

Trong giai đoạn phát triển, một trong những động lực chính để phát triển xã hội đó là công nghệ, nó thể hiện và xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực, đời sống. Theo đó thì động lực chính để phát triển xã hội số đó là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng của thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, kinh tế cho tới người dân. Còn xét theo một nghĩa hẹp hơn thì xã hội số là bao sự trùm của công nghệ lên mọi hoạt động của con người.

Cùng với chuyển đổi số, một trong những lợi ích của xã hội số đã và đang đem li cho người dân, cho xã hội đó là có thể giúp rút ngắn khoảng cách đa lý, mang đến cơ hội bình đẳng cho người dân về tiếp cận dịch vụ, thông tin, mang lại một loạt những tiến bộ lớn về chất lượng cuộc sống. Người dân có thể sống khỏe mạnh hơn nhờ các hình thức chăm sóc y tế kịp thời, vui vẻ hơn với các hình thức giải trí đa dạng, thông minh và an toàn hơn.

Bối cảnh về xã hội số hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, sự thông minh, hiện đại của các thiết bị, máy móc thì con ngưi khi tham gia vào môi trường số có nghĩa là sẽ có cả danh tính trong thế giới thực và trong thế giới số. Mỗi người sẽ cùng lúc tương tác, qua lại trong cả thế giới thực và thế giới số, cùng hiện diện và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, từ đó thay đổi cách thức sống, giao tiếp và làm việc phù hợp với mỗi môi trưng đang tồn tại. Như vậy, với việc quá trình chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì trong xã hội số, các hoạt đng đã có sự thay đổi rõ rệt, có thể kể đến một số ví dụ như:

Lối sống thay đổi: Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau ở xung quanh chúng ta đã thay đổi lối sống của chúng ta. Mỗi người dân có nhiều hơn các lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu của mình, như:

Cắt tóc công nghệ: Có thể mô tả ngắn gọn mỗi lần đi cắt tóc của một ngưi đàn ông  ở Việt Nam đó là: Vào một cửa tiệm cắt tóc, chờ đến lượt, yêu cầu người thợ cắt cho một kiểu tóc và đi về.

ởng rằng việc chuyển đổi số là xa vời với công việc bình thưng này. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi có những ứng dụng xuất hiện, gọi là “cắt tóc công nghệ” ta có thể chọn cửa hàng, đặt lịch cắt tóc, chọn người cắt tóc cho mình thông qua một ứng dụng cài trên điện thoại thông minh (smartphone) giống như các ứng dụng khác khi ta gọi Grab, Uber… là xe ôm, taxi công nghệ.

Giao tiếp xã hội thay đổi: Giao tiếp xã hội có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không có rào cản, không có khoảng cách trên môi trường số. Những người nói những ngôn ngữ khác nhau có thể giao tiếp với nhau trực tiếp nhờ một ứng dụng phiên dịch. Những người khiếm thính có thể được hỗ trợ bởi ứng dụng chuyển đổi giọng nói thành chữ viết. Những người khiếm thị có thể được hỗ trợ bởi ứng dụng chuyển đổi chữ viết thành giọng nói.

Y tế thay đổi: Việc tư vấn, khám chữa bệnh từ xa, qua điện thoại thông minh. Người dân có thể chưa trực tiếp tự chữa bệnh cho mình, nhưng họ có thể cảm nhận được mọi sự thay đổi và khi có dấu hiệu, chuyển biến xảy ra thì bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cho họ nhanh nhất. Có thể thấy trong công tác phòng, chống dịch Covid -19 ởc ta như:

Các tin tức cập nhật về số lượng các trường hợp bị nhiễm, số người tử vong, thông tin cách ly, các hướng dẫn bảo vệ và thông tin phản hồi… v.v được thông báo khẩn cấp tới người dân thông qua các kênh truyền thông, các ứng dụng khác nhau đảm bảo những yêu cầu về tốc độ nhanh, sự bao phủ lớn và tần xuất xuất hiện nhiều. Các thông tin đã được truyền tải rộng rãi trên các kênh truyền thông online và các ứng dụng mạng xã hội facebook, zalo…. để tiếp cận người dùng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, ngay khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Y tế đã triển khai thực hiện các giải pháp số bao gồm nền tảng số kết nối nhằm phục vụ việc khám, chữa bệnh từ xa và ứng dụng truy vết, phòng chống dịch Covid-19, bảo vệ cộng đồng.

Giáo dục đã thay đổi: Nếu như trưc đây việc lên lớp là để nghe giảng bài, ở nhà là để tự làm bài tập, thì hiện nay học sinh có thể ở nhà nghe giảng bài trực tuyến và lên lớp để làm bài tập và giải quyết các vấn đ đặt ra theo các nhóm.

Phương pháp và tài liệu giáo dục cũng linh đng hơn, cho phép thay đi để thích nghi với cách học và tốc độ tiếp thu kiến thức của từng học sinh chứ không theo như cách cũ trưc đó là buộc học sinh phải thay đi đ tuân theo phương pháp giảng dạy trong lớp.

Trẻ em vẫn đến trường, học tập, giao tiếp và đưc các giáo viên hướng dẫn. Nhưng nếu như trưc đây 100% kiến thức được truyền thụ ở trên lớp thì hiện nay tỷ lệ kiến thức được truyền thụ trực tuyến sẽ tăng dần lên. Thậm chí, trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid -19, 100% là học trực tuyến.

Việc làm, cách làm việc đã thay đổi: Trong tương lai gần, những công việc được tự động hóa sẽ nhiều hơn là những việc không đòi hỏi kỹ năng xã hội và sự sáng tạo, ưu tiên những nghề nghiệp có khả năng t động hóa cao.

Có nhiều mối lo sợ đặt ra cho rằng, chuyển đổi số liệu có gây ra thất nghiệp không: Tuy nhiên, thất nghiệp tăng chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Không thể phủ nhận, chuyển đổi số có thể làm mất đi một số nghề nhưng cũng lại tạo ra nhiều nghề nghiệp mới. Vấn đề là phải đào to cho ngưi lao đng, cũng như tạo ra các công cụ, nền tảng để các nghề mới dễ học, dễ làm hơn.

Các giải pháp để chuyển đổi số thành công

Để chuyển đổi số thành công, tạo ra  một xã hội số thì mỗi người dân cần chuẩn bị cho mình những gì:

Trước hết là: Không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cao nhận thức, mỗi ngày, mỗi người tự học cho mình những điều mới.

Thứ hai: Nếu có điu chưa biết, hãy tìm hiểu, học hỏi và học từ những người xung quanh, từ những gì đã có sẵn, được chia sẻ từ những địa chỉ tin cậy.

Thứ ba: Nếu có điều gì đã biết, đã tâm đắc, hãy hướng dẫn, chia sẻ với những người xung quanh.

Và cuối cùng: Người trẻ hãy hướng dẫn người già và trẻ em. Người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, người biết ít hướng dẫn ngưi chưa biết.

Chi phí thực hiện cho chuyển đổi số

Mỗi cơ quan, đơn vị có thể căn c vào chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của mình và điều kiện thực tế của đơn v đơn v để có mức chi cho chuyển đổi số một cách phù hợp. Chuyển đổi số không phải là một chi phí tăng thêm mà phải là tạo ra một giá trị tăng thêm.

Kinh phí đu tư để thực hiện mỗi nơi có th khác nhau nhưng khi đu tư cho chuyn đổi số, phải tính được giá trị do chuyển đổi số mang lại, ví dụ như tiết kiệm công lao động, thời gian lao động, tiết kiệm chi phí thường xuyên, tạo giá trị mới do chuyển đổi số mang lại. Giá trị tạo ra mà lớn hơn chi phí chuyn đổi số tức là tkinh phí đu tư cho chuyn đổi số được sử dụng hiệu quả.  

Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình chuyển đổi số

Cách đ an toàn trong môi trường số: Mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ mình trong môi trường số giống như bảo vệ mình trong môi trường thực, bảo vệ tài sản vô hình (ví dụ như thông tin cá nhân) của mình trên môi trường số giống như bảo vệ tài sản hữu hình của mình trên môi trường thực.

Môi trường nào cũng có rủi ro, sự cố: Chuyển đổi số tạo ra một không gian sống mới, gọi là không gian mạng hoặc môi trường số.

Cuộc sống đã và đang vào môi trường số nhanh hơn nên các nguy cơ có rủi ro, sự cố xẩy ra là không nhỏ. Tai nạn, sự cố an ninh mạng có thể sẽ xảy ra, nhưng đó cũng là cách đ môi trường số ngày một an toàn hơn nên cách tiếp cận sẽ là quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất rủi ro, khi rủi ro xảy ra thì khả năng hồi phục là quan trọng nhất.

Sử dụng điện thoại thông minh đúng cách: Điện thoại thông minh với quá nhiều tiện ích, với camera chụp hình, microphone, xác định vị trí, kết nối mạng không dây và nhiều chức năng khác… Tuy nhiên, s riêng tư và bảo mật lại không phải là mối quan tâm hàng đu đối với hầu hết các nhà sản xuất, vì họ quan tâm tới sự tiện lợi và giá thành để cạnh tranh nhiều hơn. Tất cả điu đó đã biến điện thoại thông minh thành các thiết bị vô cùng lý tưng để theo dõi, nghe lén, lấy vị trí, dữ liệu riêng tư, thậm chí mạo danh để nhắn tin tới các điện thoại khác.

Mỗi người hãy tự hiểu rõ các ứng dụng mà mình đã cài trên điện thoại thông minh của mình như chính cơ thể mình. Điện thoại thông minh cho phép người dùng kiểm soát, cấp quyền phù hợp cho từng ứng dụng theo nhu cầu chức năng sử dụng.

Hãy thiết lập cho mình mật khẩu mạnh khi sử dụng điện thoại và các ứng dụng, hãy luôn cập nhật bản mới nhất của hệ điều hành và ứng dụng. Hãy cài đặt các ứng dụng bảo mật cho chiếc điện thoại thông minh của mình, giống như trang bị thêm khóa cho tài sản của mình.

Việt Nam có những ứng dụng rất tốt, chẳng hạn như phần mềm bảo mật điện thoại thông minh của BKAV, CMC….

Khuyến nghị về định hướng phát triển chuyển đổi số:

Kinh nghiệm chỉ là bài học trong những chuyện đã có tiền lệ, không có kinh nghiệm cho những điu chưa xy đến. Chuyển đổi số là câu chuyện chưa có tiền lệ, vì vậy, để phát triển thành công, cần phải:

Một là, xây dựng một lộ trình chung để thực hiện.

Hai là, xây dựng chiến lược cụ thể để chuyển đổi số.

Ba là, sử dụng các nền tảng có sẵn để thực hiện chuyển đổi số.

Bốn là, hình thành văn hóa trong kỷ nguyên số.

Nguồn tin: Ban quản lý RPH Lang Chánh,   Tác giả: Lê Thành Nam
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 4995


Các tin khác:
 Ứng dụng kết nối Hệ thống Camera giám sát mực nước Sông, Hồ và Trạm đo mưa tự động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tưới tiêu và Phòng chống thiên tai (06/04/2023)
 Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp (15/02/2023)
 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (05/02/2023)
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp để phát triển “kinh tế nông nghiệp” (04/12/2022)
 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước càng cao (02/12/2022)
 Phát huy vai trò “hạt nhân” thúc đẩy chuyển đổi số nhiều lĩnh vực (02/12/2022)
 Thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số (02/12/2022)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/2022)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/2022)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang