Số lượt truy cập
Hôm nay 24419
Hôm qua 58866
Tuần này 187989
Tháng này 3225815
Tất cả 193021399
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 28/09/2020
Bài 2: Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao

Tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao đã trở thành một đòi hỏi cấp bách và tất yếu trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây cũng là vấn đề mà các cấp, các ngành của huyện Hậu Lộc đang nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thay đổi từ lượng sang chất

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 819/QĐ-UBND, ngày 7-3-2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13, UBND huyện Hậu Lộc đã tổ chức quán triệt đầy đủ, nghiêm túc nội dung nghị quyết đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho người sản xuất bằng nhiều hình thức, nhằm thay đổi nhận thức của họ về vai trò, hoạt động, tính tất yếu, lợi ích và hiệu quả của kinh tế tập thể, HTX, tổ hợp tác. Từ đó xác định việc tích tụ, tập trung đất đai là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài. Đồng thời tạo sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện của mọi tầng lớp Nhân dân, tạo niềm tin cho tổ chức, cá nhân yên tâm tích tụ đất đai để đầu tư sản xuất.


Quá trình tích tụ, tập trung đất đai đã tạo ra các mô hình sản xuất cây hàng hóa cho giá trị kinh tế cao tại xã Phú Lộc.

Trên cơ sở Nghị quyết số 13, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 8-4-2019 về việc thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh. Phân công Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp là phó ban trực, các thành viên ban chỉ đạo gồm: trưởng các phòng, ngành liên quan do Chủ tịch UBND huyện quyết định và giao chỉ tiêu cụ thể đến các xã, thị trấn để tổ chức triển khai thực hiện.

Về Phú Lộc, một trong những xã điển hình của huyện Hậu Lộc trong thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo xã trực tiếp dẫn đi thăm đồng. Đất đai màu mỡ, con người hiền hòa, chịu thương, chịu khó, chính quyền và người dân luôn đoàn kết, đồng thuận, cùng với quá trình nỗ lực thực hiện dồn điền, đổi thửa, chính là những điều kiện tiên quyết để Phú Lộc tạo ra những thay đổi giá trị từ “lượng” sang “chất”.

Để có được thành quả đó, xã Phú Lộc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, thực hiện tốt phương án, kế hoạch dồn đổi ruộng đất lần 2 từ 5 thửa/hộ xuống còn 2 – 3 thửa/hộ. Việc quản lý, sử dụng đất đai, lập kế hoạch sử dụng đất ở và việc giao đất, đấu giá đất hàng năm được thực hiện đúng quy định pháp luật. Quá trình dồn điền, đổi thửa đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất lúa màu và một số diện tích đất 2 lúa sang sản xuất cây hàng hóa. Toàn xã đã chuyển đổi 180 ha đất lúa màu và 3 ha đất 2 lúa sang sản xuất cây hàng hóa tập trung. Thực hiện cơ giới hóa đồng bộ theo hướng công nghiệp trong nông nghiệp, giảm lao động trực tiếp sản xuất trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, tạo ra sự phân công lao động hợp lý ở địa phương. Mỗi năm, xã chuyển được từ 5 - 7% lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ. Những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp đã đưa tổng sản lượng hàng hóa hàng năm đạt 4.000 - 5.200 tấn. Bình quân 1 ha canh tác (năm 2015) đạt 145 triệu đồng/ha, năm 2020 ước đạt 195 triệu đồng/ha, có gần 50 ha cho thu nhập từ 350 - 400 triệu đồng/năm. Các sản phẩm hàng hóa được nhập cho các công ty, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.

Ông Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc, cho biết: Thời gian tới, xã tiếp tục thực hiện tích tụ đất đai, xây dựng mô hình sản xuất cây hàng hóa, chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang mô hình sản xuất, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm. Từ đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác.

Việc tích tụ, tập trung đất đai ở xã Phú Lộc nói riêng và huyện Hậu Lộc nói chung đã tạo ra những thay đổi lớn trong sản xuất. Những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và cơ sở hạ tầng đã tạo nền tảng cơ bản để huyện phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn ở nhiều đối tượng, chủng loại, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Bên cạnh đó, lao động nông thôn, nhất là lực lượng lao động trẻ đang có xu hướng chuyển dịch mạnh sang các công ty, doanh nghiệp để có thu nhập ổn định lâu dài, cũng là cơ sở quan trọng trong việc thực hiện tích tụ đất đai để phát triển sản xuất quy mô lớn. Hơn nữa, ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp, HTX quan tâm đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, với mục tiêu tạo ra sản phẩm có số lượng lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tư duy, nhận thức của người dân trong việc cần thiết có diện tích đủ lớn để tổ chức, phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế đã từng bước được đổi mới.

Kết quả, năm 2019 toàn huyện thực hiện tích tụ đất đai được 158,27 ha, trong đó: Lĩnh vực trồng trọt 72,4 ha; lĩnh vực chăn nuôi 38,27 ha; lĩnh vực thủy sản 47,6 ha. Sau tích tụ, tập trung đất đai, hiệu quả kinh tế so với sản xuất đại trà tăng 9 - 10 triệu/đồng/ha; giá trị sản xuất tăng thêm so với sản xuất đại trà 15%. Từ tích tụ, tập trung đất sản xuất trong nông nghiệp, huyện đã chuyển đổi nhiều diện tích kém hiệu quả sang các mô hình cho hiệu quả cao hơn. Giai đoạn 2016-2020, toàn huyện chuyển đổi hơn 1.560 ha, trong đó chuyển sang trồng cây hàng năm (ngô, ớt, rau màu và cây hàng hóa khác) 736 ha; chuyển sang cây trồng lâu năm (cam, bưởi, ổi, nhãn) 249 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (lúa - cá) 576 ha...

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp

Huyện xác định tích tụ, tập trung đất đai là nhằm tổ chức xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả phát triển bền vững; có cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành nghề khác, bảo vệ môi trường, sản phẩm nông nghiệp an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sự hài lòng của người dân. Năm 2020, toàn huyện Hậu Lộc phấn đấu tích tụ, tập trung đất đai được khoảng 260 ha trở lên. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt tích tụ 175 ha; lĩnh vực chăn nuôi 25 ha; lĩnh vực thủy sản 50 ha; lĩnh vực lâm nghiệp 10 ha.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, huyện tập trung quy hoạch và xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Các xã, thị trấn rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) tại địa phương, nhằm phát huy tối đa lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên và lợi thế vùng, phù hợp với định hướng của huyện. Tiếp tục vận động nông dân đổi điền, dồn thửa, tích tụ ruộng đất, chuyển nhượng, thuê, cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất sản xuất vào doanh nghiệp, HTX để phát triển sản xuất. Xây dựng vùng sản xuất các loại cây trồng tập trung quy mô lớn để sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp an toàn, ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Tăng cường hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh, các chương trình hỗ trợ tín dụng của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư phát triển, để thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12638


Các tin khác:
 Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (28/09/2020)
 Để nông nghiệp bắt kịp xu hướng hiện đại - Bài cuối: Để ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững (21/09/2020)
 Kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/09/2020)
 Bài 1: Nông nghiệp Thanh Hóa trên con đường hội nhập (17/09/2020)
 Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 5 (17/09/2020)
 Tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (16/09/2020)
 Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông (16/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu năm 2020 (15/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh năm 2020 (15/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức chi cục Kiểm lâm năm 2020 (15/09/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang