Hội nghị Đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2019 và triển khai kế hoạch vụ đông năm 2020 các tỉnh phía Bắc
Trên cơ sở phân tích sự phù hợp về điều kiện, trình độ canh tác và xu thế của thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đã định hướng phát triển 6 loại cây trồng chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt, gồm: lúa; rau, quả; mía đường; cây thức ăn chăn nuôi; ngô và cây gai xanh.
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, người dân đã và đang phải đối mặt với thách thức không nhỏ do tình trạng ô nhiễm môi trường (ÔNMT) từ việc gia tăng lượng nước thải, chất thải, khí thải, hóa chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...
Đến nay các địa phương ở Thanh Hóa đã gieo trồng được 47.508 ha cây trồng vụ đông. Những ngày này trên các cánh đồng trồng cây vụ đông bà con nông dân đang tích cực chăm sóc, phấn đấu đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Phát triển sản xuất luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định trong việc thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương trên địa bàn. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Thanh Hóa có diện tích sản xuất lúa hàng năm đạt từ 236.000 đến 238.000 ha, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu cây trồng, năng suất dao động từ 57,8 đến 59 tạ/ha/vụ, sản lượng từ 1,3 đến 1,4 triệu tấn/năm, sản lượng gạo đạt trên 900.000 tấn/năm.